Trách nhiệm của Cơ quan đại diện trong thực hiện một số hoạt động tố tụng dân sự và tố tụng hành chính ở nước ngoài như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 17/05/2022

Trách nhiệm của Cơ quan đại diện trong thực hiện một số hoạt động tố tụng dân sự và tố tụng hành chính ở nước ngoài như thế nào? Trách nhiệm của Tòa án các cấp trong thực hiện một số hoạt động tố tụng dân sự và tố tụng hành chính ở nước ngoài như thế nào? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị.

    • Trách nhiệm của Cơ quan đại diện trong thực hiện một số hoạt động tố tụng dân sự và tố tụng hành chính ở nước ngoài như thế nào?

      Tại Điều 20 Thông tư liên tịch 01/2019/TTLT-TANDTC-BNG có quy định về trách nhiệm của Cơ quan đại diện trong thực hiện một số hoạt động tố tụng dân sự và tố tụng hành chính ở nước ngoài như sau:

      1. Thực hiện công tác phối hợp với Tòa án về tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo quy định tại Thông tư liên tịch này.

      2. Thông báo kịp thời cho Bộ Ngoại giao về các khó khăn, hạn chế, vướng mắc phát sinh từ công tác tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.

      3. Lập, cung cấp cho Bộ Ngoại giao danh sách hộp thư điện tử đầu mối để tiếp nhận, trao đổi thông tin với Tòa án trong quá trình thực hiện tống đạt thông báo văn bản tố tụng.

      4. Định kỳ hàng năm thông báo cho Bộ Ngoại giao tình hình và kết quả thực hiện công tác tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo quy định tại Thông tư liên tịch này.

      Trách nhiệm của Tòa án các cấp trong thực hiện một số hoạt động tố tụng dân sự và tố tụng hành chính ở nước ngoài như thế nào?

      Tại Điều 21 Thông tư liên tịch 01/2019/TTLT-TANDTC-BNG có quy định về trách nhiệm của Tòa án các cấp trong thực hiện một số hoạt động tố tụng dân sự và tố tụng hành chính ở nước ngoài như sau:

      1. Thực hiện công tác phối hợp với Cơ quan đại diện về tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo quy định của Thông tư liên tịch này.

      2. Cung cấp đầy đủ, chính xác và chịu trách nhiệm về thông tin địa chỉ của đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài.

      3. Đăng tải kết quả tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trên cổng thông tin điện tử của Tòa án.

      4. Thông báo kịp thời cho Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Hợp tác quốc tế) về các khó khăn, hạn chế, vướng mắc phát sinh từ công tác tống đạt, thông báo văn bản tố tụng và những trường hợp chưa nhận được thông báo kết quả thực hiện tống đạt, thông báo văn bản tố tụng sau khi đã đề nghị Cơ quan đại diện cung cấp theo quy định tại Thông tư liên tịch này.

      5. Định kỳ sáu tháng hoặc khi có yêu cầu, thông báo cho Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Hợp tác quốc tế) về tình hình và kết quả thực hiện công tác phối hợp với Cơ quan đại diện về tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.

      6. Lập, cung cấp cho Tòa án nhân dân tối cao danh sách hộp thư điện tử đầu mối để tiếp nhận, trao đổi thông tin với Cơ quan đại diện trong quá trình thực hiện tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn