Trách nhiệm của nhân viên kho vật chứng khi tiếp nhận bảo quản vật chứng

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 18/01/2019

Theo tôi biết thì không phải cứ là vật chứng thì đều được đưa vào khi quản lý, mà tùy vào loại vật chứng đó thế nào, ra làm sao, trước khi nhập cũng cần phải kiểm tra tình trạng vật chứng đó thế nào, đấy là theo tôi nghĩ, do đó nhờ Ban biên tập hỗ trợ giúp tôi: nhân viên kho vật chứng khi tiếp nhận bảo quản vật chứng thì có trách nhiệm gì? Rất mong nhận được sự hỗ trợ.

    • Tại Điều 10 Nghị định 18/2002/NĐ-CP về Quy chế quản lý kho vật chứng có quy định như sau:

      1. Cán bộ, nhân viên kho vật chứng có trách nhiệm sẵn sàng tiếp nhận hoặc chuyển giao vật chứng và đồ vật, tài liệu khác của các vụ án để phục vụ kịp thời công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

      2. Khi nhập kho hoặc xuất kho các vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thu thập được của vụ án theo lệnh của người có thẩm quyền, Thủ kho vật chứng có trách nhiệm :

      a) Kiểm tra lệnh nhập kho hoặc lệnh xuất kho và các thủ tục, giấy tờ cần thiết khác của người đến giao hoặc nhận;

      b) Tiến hành cân, đong, đo, đếm, tính, kiểm tra về tình trạng, đặc điểm vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thu thập được và tình trạng niêm phong (nếu có);

      c) Ghi chép đầy đủ vào sổ kho và lập phiếu nhập kho hoặc phiếu xuất kho, ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm nhập, xuất; họ và tên, chức vụ của người ra lệnh nhập kho hoặc lệnh xuất kho và của người giao, người nhận; lý do nhập, xuất; chủng loại, số lượng, trọng lượng, đặc điểm, tình trạng của vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thuộc vụ án, chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp. Phiếu nhập kho hoặc phiếu xuất kho được lập thành hai bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận; mỗi bên giữ một bản;

      d) Lập biên bản về việc vật chứng, đồ vật, tài liệu khác được giao nhập kho, xuất kho bị hư hỏng, thiếu hụt hoặc vi phạm niêm phong và thông báo cho cơ quan quản lý kho vật chứng. Biên bản được lập thành hai bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận; mỗi bên giữ một bản.

      => Qua đó, có thể thấy quy trình tiếp nhận, trách nhiệm bảo quản vật chứng phải được tiến hành thật kĩ lưỡng và thận trọng để tránh làm thay đổi vật chứng ảnh hưởng đến vụ án.

      Bạn có thể tham khảo thêm:

      Nhiệm vụ và quyền hạn của người chịu trách nhiệm quản lý kho vật chứng

      Quy định về tổ chức kho vật chứng

      Trên đây là nội dung tư vấn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn