Trường hợp là pháp nhân có được xem là bị can không? Được bắt giam bị can, bị cáo vào ban đêm không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 27/04/2022

Trường hợp là pháp nhân có được xem là bị can không? Được bắt giam bị can, bị cáo vào ban đêm không? Số ảnh, vật đưa cho bị can nhận dạng phải đảm bảo số lượng là bao nhiêu?

    • Trường hợp là pháp nhân có được xem là bị can không?

      Tôi được biết thông thường thì cá nhân bị cáo buộc, khởi tố về hành vi phạm tội được xem là bị can. Vậy, pháp nhân có được xem là bị can không?

      Trả lời: Căn cứ Khoản 1 Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự 2015' onclick="vbclick('487B4', '363726');" target='_blank'>Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

      Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.

      Như vậy, theo quy định pháp luật về hình sự nêu trên thì khi pháp nhân bị khởi tố về hình sự cũng được gọi là bị can, đồng thời quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật.

      Được bắt giam bị can, bị cáo vào ban đêm không?

      Cho hỏi: Theo quy định của pháp luật thì được bắt giam bị can, bị cáo vào ban đêm không ạ? Mong sớm nhận hỗ trợ.

      Trả lời: Tại Điều 113 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, có quy định về việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam như sau:

      - Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:

      + Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

      + Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

      + Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

      - Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

      Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.

      Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

      - Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

      Như vậy, theo quy định nêu trên thì không được thực hiện việc bắt giam bị can, bị cáo vào ban đêm. Trừ trường hợp người đó đang phạm tội quả tang bạn nhé!

      Số ảnh, vật đưa cho bị can nhận dạng phải đảm bảo số lượng là bao nhiêu?

      Cho hỏi về nhận dạng khi điều tra vụ án hình sự thì số người, ảnh hoặc vật đưa cho bị can nhận dạng phải đảm bảo số lượng là bao nhiêu?

      Trả lời: Khoản 1 Điều 190 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 có quy định về nhận dạng như sau:

      Khi cần thiết, Điều tra viên có thể đưa người, ảnh hoặc vật cho người làm chứng, bị hại hoặc bị can nhận dạng.

      Số người, ảnh hoặc vật đưa ra để nhận dạng ít nhất phải là ba và bề ngoài phải tương tự nhau, trừ trường hợp nhận dạng tử thi.

      Trước khi tiến hành nhận dạng, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc nhận dạng. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc nhận dạng. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản nhận dạng.

      ...

      Như vậy, về nguyên tắc khi thực hiện việc nhận dạng thì số người, ảnh hoặc vật đưa ra để nhận dạng ít nhất phải là ba và bề ngoài phải tương tự nhau, trừ trường hợp nhận dạng tử thi.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn