Từ năm 2017, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có giá trị không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 06/07/2017

Từ năm 2017, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có giá trị không? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Thanh Long, hiện đang sinh sống và làm việc tại huyện Cần Giờ, TP. HCM, có một vụ tranh chấp mà tôi muốn nhờ Ban biên tập tư vấn. Tôi có mua một mảnh đất của người quen, mảnh đất nằm ở Cần Giờ. Vì là bạn khá thân nên tôi không làm hợp đồng mà chỉ giao kết miệng và giao tiền. Đến ngày làm thủ tục sang tên thì người bạn này lại lật lọng và muốn bán mảnh đất cho người khác trả giá cao hơn. Cho tôi hỏi, trường hợp này tôi khởi kiện được không? Giữa tôi và bạn tôi chỉ giao kèo bằng miệng thôi. Mong Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn giúp tôi. Chân thành cảm ơn! Email: thanh.long***@gmail.com

    • Trường hợp của bạn, Ban biên tập rất lấy làm tiếc vì vụ kiện của bạn sẽ không được tòa án thụ lý. Ban biên tập sẽ dẫn chiếu một số quy định pháp luật cho bạn được hiểu.

      Theo quy định tại Khoản 1 Điều 502 Bộ luật dân sự 2015 thì: Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phải được làm thủ tục và đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đất đai.

      Như vậy, việc 2 người chỉ giao kèo miệng không thể làm căn cứ cho việc xác lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

      Đồng thời, Khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

      Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây:

      a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Bộ luật này hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;

      b) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật.

      Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó;

      c) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;

      d) Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 195 của Bộ luật này mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng;

      đ) Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;

      e) Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 193 của Bộ luật này.

      Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.

      Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện không ghi đầy đủ, cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà không sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện;

      g) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện.

      Như vậy, trong trường hợp này, vì bạn không thể cung cấp chứng cứ là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nên theo quy định, Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện của bạn.

      Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư ký Luật về khởi kiện khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng miệng. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn