Việc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 11/12/2019

Việc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm như thế nào? Tranh tụng là bước quan trọng để tìm được công lý, vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn! Hồng Nhung, HN.

    • Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới Bảo đảm tranh tụng trong xét xử được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2016).

      Theo đó, việc bảo đảm tranh tụng trong xét xử được quy định như sau:

      1. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật này.

      2. Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự và có nghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác theo quy định của Bộ luật này.

      3. Trong quá trình xét xử, mọi tài liệu, chứng cứ phải được xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện, công khai, trừ trường hợp không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Tòa án điều hành việc tranh tụng, hỏi những vấn đề chưa rõ và căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyết định.

      (Điều 24 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

      Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Bảo đảm tranh tụng trong xét xử được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 . Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn