Vợ chồng có quyền từ chối tham gia hòa giải, đối thoại khi ly hôn không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 02/07/2022

Vợ chồng có quyền từ chối tham gia hòa giải khi ly hôn không? Thời hạn hòa giải, đối thoại tại Tòa án là bao lâu?

Tôi với chồng đang làm thủ tục ly hôn, tuy nhiên trước khi ly hôn tại tòa thì phải hòa giải, đối thoại, vậy có thể từ chối tham gia hòa giải, đối thoại được không? Nhờ anh/chị hướng dẫn.

    • Vợ chồng có quyền từ chối tham gia hòa giải, đối thoại khi ly hôn không?

      Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020' onclick="vbclick('609F7', '368586');" target='_blank'>Điều 8 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 có quy định về quyền của các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:

      a) Đồng ý hoặc từ chối tham gia hòa giải, đối thoại hoặc chấm dứt hòa giải, đối thoại;

      b) Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 25 của Luật này tham gia hòa giải, đối thoại;

      c) Lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện thì có thể lựa chọn Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp huyện khác trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

      d) Đề nghị thay đổi Hòa giải viên theo quy định của Luật này;

      đ) Tự bố trí hoặc đề nghị Hòa giải viên bố trí phiên dịch trong trường hợp người tham gia hòa giải, đối thoại là người không biết tiếng Việt, người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn;

      e) Yêu cầu Hòa giải viên, người tham gia hòa giải, đối thoại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, Thẩm phán tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại giữ bí mật thông tin do mình cung cấp;

      g) Bày tỏ ý chí, đề xuất phương thức, giải pháp giải quyết tranh chấp, yêu cầu, khiếu kiện; thống nhất về nội dung hòa giải, đối thoại;

      h) Yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành;

      i) Yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện các nội dung đã hòa giải thành, đối thoại thành;

      k) Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành theo quy định của Luật này.

      Như vậy, theo quy định như trên, bạn có quyền từ chối tham gia hòa giải khi tiến hành các thủ tục ly hôn.

      Thời hạn hòa giải, đối thoại tại Tòa án là bao lâu?

      Theo Điều 20 Luật này có quy định về thời hạn hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:

      1. Thời hạn hòa giải, đối thoại là 20 ngày kể từ ngày Hòa giải viên được chỉ định; đối với vụ việc phức tạp, thời hạn này có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

      2. Các bên có thể thống nhất kéo dài thời hạn hòa giải, đối thoại, nhưng không quá 02 tháng.

      Theo đó, thời gian hòa giải, đối thoại là 20 ngày, nếu vụ việc phức tạp thì là 30 ngày kể từ ngày Hòa giải viên được chỉ định.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn