Vừa ra trường có được làm Hòa giải viên thương mại hay không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 23/05/2022

Vừa ra trường có được làm Hòa giải viên thương mại hay không? Hồ sơ đăng ký hòa giải viên thương mại gồm những gì? Em là sinh viên mới ra trường, hiện em có ý định làm Hòa giải viên thương mại. Em muốn biết em có đủ điều kiện làm hòa giải viên thương mại không?

    • Vừa ra trường có được làm Hòa giải viên thương mại hay không?
      (ảnh minh họa)
    • Vừa ra trường có được làm Hòa giải viên thương mại hay không?

      Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Nghị định 22/2017/NĐ-CP có quy định người có đủ tiêu chuẩn sau đây thi được làm hòa giải viên thương mại:

      a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, độc lập, vô tư, khách quan;

      b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên;

      c) Có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực liên quan.

      Như vậy, để được làm hòa giải viên lao động thì cần phải có thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên. Cho nên, bạn vừa ra trường thì chưa đáp ứng được tiêu chuẩn này.

      Hồ sơ đăng ký hòa giải viên thương mại gồm những gì?

      Theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định này người đề nghị đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:

      a) Giấy đề nghị đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

      b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng sau đại học;

      c) Giấy tờ chứng minh đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc.

      Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn