Xét xử ly hôn mà không có chồng hoặc vợ có được không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 13/07/2019

Tôi đang khởi kiện ra tòa để ly hôn và muốn nuôi con 5 tuổi, tuy nhiên tòa triệu tập 2 lần để hòa giải nhưng chồng tôi vẫn vắng mặt, vậy cho tôi hỏi trường hợp chồng tôi không có mặt bao nhiêu lần thì sẽ không còn hòa giải? Chồng tôi nhất quyết là không đến tòa dù chỉ 1 lần. Vậy việc tiến hành xét xử mà không có chồng tôi được không? Cảm ơn.

    • Xét xử ly hôn mà không có chồng hoặc vợ có được không?
      (ảnh minh họa)
    • - Căn cứ Điều 207 và Điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, xác định việc hòa giải như sau:

      Trường hợp bị đơn được Tòa án triệu tập đến lần thứ hai mà vẫn cố tính vắng mặt thì vụ án này không thể tiến hành hòa giải được, tuy nhiên vẫn phải có phiên họp để kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ.

      - Căn cứ Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, xác định việc xét xử vắng mặt như sau:

      + Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

      + Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà bị đơn hoặc người đại diện hợp pháp của bị đơn vẫn tiếp tục vắng mặt mà không thuộc trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì tòa án quyết định xét xử vắng mặt.

      => Kết luận: Nếu chồng bạn được triệu tập lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì tòa án sẽ không tiến hành hòa giải. Và sẽ xét xử vắng mặt chồng bạn khi chồng bạn được tòa án triệu tập hợp lệ hai lần mà vẫn vắng mặt.

      Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn