10 năm là thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 03/03/2022

10 năm là thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế? Trình tự tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế?

    • 10 năm là thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế?
      (ảnh minh họa)
    • 10 năm là thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế?

      Căn cứ Khoản 2 Điều 137 Luật quản lý thuế 2019' onclick="vbclick('5EA0B', '360547');" target='_blank'>Điều 137 Luật quản lý thuế 2019 có quy định như sau:

      Đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thì thời hiệu xử phạt là 05 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.

      Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế là 5 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.

      Trình tự tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế

      Căn cứ Điều 122 Luật quản lý thuế 2019 có hiệu lực ngày 01/7/2020 quy định

      - Việc tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế phải được thành biên bản.

      - Trong trường hợp tài liệu, tang vật cần được niêm phong thì việc niêm phong phải được tiến hành ngay trước mặt người có tài liệu, tang vật; nếu người có tài liệu, tang vật vắng mặt thì việc niêm phong phải được tiến hành trước mặt đại diện gia đình hoặc đại diện tổ chức và đại diện chính quyền cấp xã, người chứng kiến.

      - Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tạm giữ tài liệu, tang vật, trưởng đoàn thanh tra thuế phải báo cáo thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định tạm giữ tài liệu, tang vật; trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi nhận được báo cáo, người có thẩm quyền phải xem xét và ra quyết định tạm giữ. Trường hợp người có thẩm quyền không đồng ý việc tạm giữ thì trưởng đoàn thanh tra thuế phải trả lại tài liệu, tang vật trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi người có thẩm quyền không đồng ý.

      - Cơ quan quản lý thuế phải giao 01 bản quyết định tạm giữ, biên bản tạm giữ, quyết định xử lý tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế cho tổ chức, cá nhân có tài liệu, tang vật bị tạm giữ.

      - Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tài liệu, tang vật bị tạm giữ theo những biện pháp trong quyết định xử lý hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tài liệu, tang vật bị tạm giữ. Thời hạn tạm giữ tài liệu, tang vật có thể được kéo dài đối với những vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh, nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày tạm giữ tài liệu, tang vật. Việc kéo dài thời hạn tạm giữ tài liệu, tang vật phải do người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này quyết định.

      Trên đây là trình tự tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế mà luật quản lý thuế 2019 quy định.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn