Bổ sung phương án gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt cho tháng 10/2023 để hỗ trợ doanh nghiệp?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 08/05/2023

Xin hỏi có đề xuất bổ sung phương án gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt cho tháng 10 của năm 2023 để hỗ trợ doanh nghiệp đúng không? - Câu hỏi của Lan Hoa (An Giang).

    • Bổ sung phương án gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt cho tháng 10/2023 để hỗ trợ doanh nghiệp?

      Căn cứ tại Tiểu mục 9 Mục VI Nghị quyết 31/NQ-CP năm 2023 đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp của Bộ Tài chính nhằm phát triển thị trường trong nước và thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới như sau:

      Về tình hình thị trường quốc tế và trong nước; các nhiệm vụ, giải pháp phát triển thị trường trong nước và thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới

      ...

      9. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, các cơ quan liên quan nghiên cứu chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, ưu đãi lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được Bộ Công Thương kiến nghị tại Báo cáo số 22/BC-BCT ngày 02 tháng 3 năm 2023; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20 tháng 3 năm 2023.

      Và căn cứ tại Mục 2 Công văn 2464/BCT-CN năm 2023 về thực hiện Nghị quyết 31/NQ-CP năm 2023. Trong đó, Bộ Công Thương có đưa ra ý kiến về gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước như sau:

      Về gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

      Theo quy định tại Điều 63 Luật Quản lý thuế năm 2019, “Chính phủ quyết định việc gia hạn nộp thuế cho các đối tượng, ngành, nghề kinh doanh gặp khó khăn đặc biệt trong từng thời kỳ nhất định. Việc gia hạn nộp thuế không dẫn đến điều chỉnh dự toán thu ngân sách nhà nước đã được Quốc hội quyết định”. Bộ Công Thương ủng hộ đề xuất của Bộ Tài chính về phương án gia hạn nộp thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo Điều 63 Luật Quản lý thuế. Tuy nhiên, đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, bổ sung phương án gia hạn thuế TTĐB cho tháng 10 của năm 2023 (thời hạn nộp thuế TTĐB phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 10 năm 2023 chậm nhất là ngày 20/12/2023) để hỗ trợ doanh nghiệp (tại Công văn số 2914/BTC-CST ngày 30/3/2023, Bộ Tài chính mới chỉ đề xuất gia hạn cho các tháng 6, 7, 8, 9 của năm 2023)

      Như vậy, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, bổ sung phương án gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt cho tháng 10/2023 để hỗ trợ doanh nghiệp.

      (Hình từ Internet)

      Đề xuất thời gian áp dụng chính sách điều chỉnh giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đến hết năm 2023 đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước?

      Căn cứ tại Tiểu mục 9 Mục VI Nghị quyết 31/NQ-CP năm 2023 đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp của Bộ Tài chính nhằm phát triển thị trường trong nước và thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới như sau:

      Về tình hình thị trường quốc tế và trong nước; các nhiệm vụ, giải pháp phát triển thị trường trong nước và thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới

      ...

      9. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, các cơ quan liên quan nghiên cứu chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, ưu đãi lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được Bộ Công Thương kiến nghị tại Báo cáo số 22/BC-BCT ngày 02 tháng 3 năm 2023; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20 tháng 3 năm 2023.

      Và căn cứ tại Mục 1 Công văn 2464/BCT-CN năm 2023 về thực hiện Nghị quyết 31/NQ-CP năm 2023. Trong đó, Bộ Công Thương có đưa ra ý kiến về chính sách điều chỉnh giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ (LPTB) đối với ô tô sản xuất trong nước như sau:

      Về chính sách điều chỉnh giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ (LPTB) đối với ô tô sản xuất trong nước

      Trong các năm 2020 và 2022, trước sự sụt giảm của thị trường ô tô do tác động của đại dịch COVID-19, theo đề nghị của Bộ Tài chính, Chính phủ đã áp dụng chính sách giảm 50% mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước thông qua việc ban hành Nghị định số 70/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ 28/6/2020 đến hết ngày 31/12/2020) và Nghị định số 103/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022). Các chính sách trên được ban hành kịp thời đã mang lại hiệu quả tích cực, giúp các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô phục hồi sản xuất, từng bước mở rộng quy mô đầu tư, nội địa hóa sản phẩm nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trong bối cảnh khó khăn chung do đại dịch gây nên.

      ...

      Nhằm tiếp tục triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (thời gian thực hiện đến hết năm 2023 theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ), bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp cũng như các chính sách hỗ trợ khác mà Bộ Tài chính đã và đang đề xuất với Chính phủ (gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng; gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước; giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước trong năm 2023...), việc tiếp tục áp dụng chính sách hỗ trợ giảm mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong một khoảng thời gian thích hợp là cần thiết và phù hợp với tinh thần chung, góp phần kích cầu tiêu dùng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, các nhà phân phối tiêu thụ được lượng xe tồn kho do tình hình kinh tế khó khăn, tăng doanh thu, bù đắp chi phí, góp phần giúp ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước sớm vượt qua khủng hoảng và phát triển. Có thể cân nhắc thời gian áp dụng chính sách này đến hết năm 2023 (thời điểm kinh tế toàn cầu được kỳ vọng sẽ có những tín hiệu khởi sắc). Bên cạnh đó, trong thời gian áp dụng chính sách giảm mức thu LPTB theo Nghị định số 70/2020/NĐ-CP và Nghị định số 103/2021/NĐ-CP , ta chưa nhận được bất kỳ ý kiến hay phản đối của các thành viên WTO cũng như các đối tác thương mại trong các khuôn khổ mà ta tham gia.

      Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính sớm báo cáo Chính phủ xem xét thông qua chính sách để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

      Như vậy, Bộ Công Thương có ý kiến về việc cân nhắc thời gian áp dụng chính sách điều chỉnh giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đến hết năm 2023 đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

      Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài Chính sớm báo cáo Chính phủ xem xét thông qua chính sách ưu đãi lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

      Nhiệm vụ của các bộ, cơ quan, địa phương liên quan trong triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội?

      Tiểu mục 1 Mục II quyết định ban hành kèm theo Nghị quyết 31/NQ-CP năm 2023 quy định về các yêu cầu mà các bộ, cơ quan, địa phương liên quan phải thực hiện trong triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội như sau:

      Về tình hình triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

      ...

      1. Các bộ, cơ quan, địa phương liên quan:

      a) Khẩn trương phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phân bổ và thực hiện các dự án đầu tư thuộc Chương trình, bảo đảm tiến độ, chất lượng theo yêu cầu.

      b) Yêu cầu 18 bộ, địa phương (Quảng Ngãi, Điện Biên, Bình Phước, Ninh Thuận, Quảng Trị, Lạng Sơn, Phú Thọ, Bình Thuận, Đồng Nai, Khánh Hòa, Lào Cai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bắc Giang, Đắk Lắk và Thành phố Hồ Chí Minh; các Bộ; Công an, Quốc phòng) nhanh chóng hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Chính phủ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 31 tháng 3 năm 2023 đối với số vốn 14.152 tỷ đồng thuộc Chương trình; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp không được phân bổ do không đáp ứng thời gian theo quy định.

      c) Định kỳ hằng tháng báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn của Chương trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

      ...

      Theo đó, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan, địa phương liên quan trong triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là:

      - Khẩn trương phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phân bổ và thực hiện các dự án đầu tư thuộc Chương trình, bảo đảm tiến độ, chất lượng theo yêu cầu.

      - Yêu cầu 18 bộ, địa phương (Quảng Ngãi, Điện Biên, Bình Phước, Ninh Thuận, Quảng Trị, Lạng Sơn, Phú Thọ, Bình Thuận, Đồng Nai, Khánh Hòa, Lào Cai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bắc Giang, Đắk Lắk và Thành phố Hồ Chí Minh; các Bộ; Công an, Quốc phòng:

      + Nhanh chóng hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Chính phủ,

      + Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 31 tháng 3 năm 2023 đối với số vốn 14.152 tỷ đồng thuộc Chương trình;

      + Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp không được phân bổ do không đáp ứng thời gian theo quy định.

      - Định kỳ hằng tháng báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn của Chương trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn