Ấn định thuế trong trường hợp nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2016
Tôi là giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh đồ gia dụng. Vừa qua khi tôi làm thủ tục chuyển địa điểm kinh doanh về quận khác và phải làm quyết toán thuế tại cơ quan thuế. Trong quá trình quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp họ không chấp nhận kê khai của công ty tôi và ấn định mức thuế buộc đơn vị tôi phải nộp là quá cao. Vậy xin hỏi việc họ ấn định thuế phải dựa theo tiêu chí nào và nếu tôi không đồng ý nộp thuế thì phải làm gì? Nguyễn Đức Cảnh (Chợ đồng Xuân, Hà Nội)
    • Theo qui định tại điều 37 Luật Quản lý thuế do Quốc hội ban hành ngày 29-11-2006 thì trong quá trình kiểm tra thuế, thanh tra thuế,... đối với doanh nghiệp, nếu thấy doanh nghiệp có vi phạm pháp luật về thuế thì cơ quan thuế có quyền ấn định thuế đối với doanh nghiệp trong những trường hợp sau đây:

      1. Người nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong các trường hợp sau đây:

      a) Không đăng ký thuế;

      b) Không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau mười ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế;

      c) Không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không chính xác, trung thực, đầy đủ về căn cứ tính thuế;

      d) Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;

      đ) Không xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong thời hạn quy định;

      e) Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;

      g) Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.

      2. Các căn cứ ấn định thuế bao gồm:

      a) Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế;

      b) So sánh số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, quy mô;

      c) Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực.

      3. Việc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định riêng trong Luật Quản lý thuế.

      Nếu cho rằng quyết định ấn định thuế của cơ quan thuế không đúng thì doanh nghiệp có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xem xét lại quyết định của cơ quan quản lý thuế, hành vi hành chính của công chức quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp mình theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

      Khi không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hiệu giải quyết khiếu nại lần đầu doanh nghiệp có thể khởi kiện quyết định của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn