Cách tính thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng khi buôn bán quần áo

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/12/2020

Mình có mở shop nhỏ để bán quần áo, doanh thu trong năm 2020 của mình rơi vào khoảng 120 triệu. Mình muốn biết mình phải đóng bao nhiêu thuế cho thu nhập này?

    • Căn cứ quy định tại Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì cá nhân có hoạt động buôn bán với mức thu nhập trên 100 triệu đồng/năm là đối tượng bắt buộc phải đóng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động kinh doanh.

      Theo đó, việc tính thuế từ hoạt động kinh doanh của bạn sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC' onclick="vbclick('44DE9', '334379');" target='_blank'>Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC, cụ thể như sau:

      - Phương pháp tính thuế: Phương pháp khoán;

      - Căn cứ tính thuế: là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu. Trong đó:

      + Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng (120 triệu đồng).

      + Tỷ lệ tính thuế trên doanh thu áp dụng cho trường hợp phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.

      Xác định số thuế phải nộp:

      Số thuế GTGT phải nộp

      =

      Doanh thu tính thuế GTGT

      x

      Tỷ lệ thuế GTGT (1%)

      Số thuế TNCN phải nộp

      =

      Doanh thu tính thuế TNCN

      x

      Tỷ lệ thuế TNCN (0,5%)

      Theo quy định này, trường hợp doanh thu tính thuế từ hoạt động buôn bán quần áo của chị là 120 triệu đồng thì tổng số thuế chị phải nộp là: 120 triệu đồng X 1% + 120 triệu đồng X 0,5% = 1,2 triệu đồng + 600.000 đồng = 1,8 triệu đồng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn