Chức trách của Kiểm tra viên thuế? Nhiệm vụ của Kiểm tra viên thuế?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 01/08/2022

Chức trách của Kiểm tra viên thuế được quy định như thế nào? Nhiệm vụ của Kiểm tra viên thuế như thế nào?

Nhờ anh/chị tư vấn vấn đề như trên.

    • 1. Chức trách của Kiểm tra viên thuế?

      Căn cứ Khoản 1 Điều 11 Thông tư 29/2022/TT-BTC chức trách của Kiểm tra viên thuế như sau:

      Kiểm tra viên thuế là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản của ngành thuế; trực tiếp thực hiện phần hành công việc của nghiệp vụ quản lý thuế.

      2. Nhiệm vụ của Kiểm tra viên thuế?

      Căn cứ Khoản 2 Điều 11 Thông tư 29/2022/TT-BTC nhiệm vụ của Kiểm tra viên thuế như sau:

      a) Tham gia xây dựng các quy định cụ thể để triển khai nhiệm vụ quản lý thu; xây dựng kế hoạch thu thuế và thu khác, thu nợ thuế, cưỡng chế thuế và kế hoạch công tác tháng, quý, năm theo nhiệm vụ được giao;

      b) Tổ chức thực hiện:

      - Hướng dẫn và tiếp nhận các thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, hoàn thuế;

      - Theo dõi, đôn đốc đối tượng nộp thuế, nộp đầy đủ kịp thời số thuế và số thu khác vào Kho bạc Nhà nước;

      - Tham gia quản lý thông tin người nộp thuế theo nhiệm vụ được giao;

      - Nắm rõ tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế theo phạm vi quản lý để có biện pháp quản lý đạt hiệu quả cao;

      - Phân tích đánh giá tình hình tài chính, lãi lỗ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của đối tượng nộp thuế, đề xuất biện pháp quản lý và xử lý kịp thời các khoản nợ thuế;

      - Đề xuất và cụ thể hóa các chính sách, pháp luật thuế cho phù hợp với tình hình quản lý của ngành và địa phương;

      c) Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong và ngoài đơn vị để thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế thuộc phạm vi quản lý;

      d) Thực hiện kiểm tra công việc thuộc phần hành quản lý và xử lý theo quy định của pháp luật;

      đ) Chấp hành sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của công chức chuyên môn ở ngạch trên và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn ở ngạch dưới;

      e) Quản lý hồ sơ tài liệu theo quy định của Nhà nước.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 11 Thông tư 29/2022/TT-BTC Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn