Hóa đơn giá trị gia tăng

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2016
Người có hành vi mua và sử dụng trái phép hoá đơn giá trị gia tăng mà không thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các tiểu mục 1.1, 1.2 và 1.3 của Mục 1 Thông tư liên tịch số21/2004/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA ngày 23-11-2004 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an có thể phạm tội gì và bị xử lý như thế nào?
    • Theo Mục 1 và Mục 2 Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA ngày 23-11-2004 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi mua, bán sử dụng trái phép hoá đơn giá trị gia tăng thì: Người nào có hành vi mua hoá đơn giá trị gia tăng mà không thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các tiểu mục 1.1, 1.2 và 1.3 của Mục 1 này, thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự như sau: Trường hợp chứng minh được khi mua hoá đơn giá trị gia tăng mà hoá đơn giá trị gia tăng đó đã được ghi đầy đủ như mua bán hàng hoá thì người mua bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giá giả” theo Điều 181 của Bộ luật hình sự; Trường hợp không chứng minh được hoá đơn giá trị gia tăng đã được ghi đầy đủ như đã mua hàng hoá (hoá đơn giá trị gia tăng còn nguyên như khi phát hành) thì người mua bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội mua bán tài liệu của cơ quan nhà nước” theo Điều 268 của Bộ luật hình sự, nếu số lượng hoá đơn giá trị gia tăng từ năm số trở lên (thông thường mỗi số có 3 liên) hoặc dưới năm mươi số, nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt, mua bán, tiê huỷ con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhưng chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

      Người có hành vi bán hoá đơn giá trị gia tăng cho người khác, mà biết rõ mục đích sử dụng hoá đơn của người mua, nếu người mua bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo hướng dẫn tại mục 1 của Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA thì người bán bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng đối với người mua với vai trò đồng phạm. Người nào có hành vi bán hóa đơn giá trị gia tăng cho người khác, mà không biết mục đích sử dụng hoá đơn của người mua, nhưng không xác định được người mua, thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự như sau: Trường hợp chứng minh được khi bán hoá đơn giá trị gia tăng mà hoá đơn gia strị gia tăng đã được ghi đầy đủ như đã mua bán hàng hoá thì người bán bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giá giả” theo Điều 181 của Bộ luật hình sự; Trường hợp không chứng minh được hoá đơn giá trị gia tăng đã được ghi đầy đủ như đã mua hàng hoá (hoá đơn giá trị gia tăng còn nguyên như khi phát hành) thì người bán bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội mua bán tài liệu của cơ quan nhà nước” theo Điều 268 của Bộ luật hình sự, nếu số lượng hoá đơn giá trị gia tăng từ năm mươi số trở lên (thông thường mỗi số có 3 liên) hoặc dưới năm mươi số, nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhưng chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. Điều 181 Bộ luật hình sự quy định: Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

      Điều 268 Bộ luật hình sự quy định: Người nào chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ trái phép con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội không thuộc tài liệu bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: có tổ chức; gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm: có tổ chức; gây hậu quả nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

      Căn cứ vào các quy định trên, người có hành vi mua và sử dụng trái phép hoá đơn giá trị gia tăng mà không thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các tiểu mục 1.1, 1.2, 1.3 của Mục 1 Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT-TANDTC-BTP-BCA ngày 23-11-2004 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an có thể phạm tội làm, tàng trữ, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác hoặc tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ con dấu, tài liệu của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và có thể bị xử phạt đến hai mươi năm tù (nếu là tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giả khác) hoặc năm năm tù (nếu là tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ con dấu, tài liệu của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội).

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn