Hỏi về chính sách thuế VAT đối với mặt hàng tạm nhập tái xuất là khoáng sản bao gồm các loại hợp kim Fero, hợp kim antimon...

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 07/09/2016

Hỏi về chính sách thuế VAT đối với mặt hàng tạm nhập tái xuất là khoáng sản bao gồm các loại hợp kim Fero, hợp kim antimon... Công ty chúng tôi kinh doanh tạm nhập tái xuất các mặt hàng khoáng sản là các loại hợp kim Fero, hợp kim Antimon..... dùng trong công nghiệp luyện kim. Các mặt hàng này không chịu thuế nhập khẩu hoặc thuế suất NK là 0% và chỉ phải tạm nộp thuế VAT trước khi làm thủ tục thông quan. Công ty chúng tôi có câu hỏi như sau : 1. Đối với sắc thuế VAT phải nộp công ty chúng tôi có thể thay thế bằng bảo lãnh thuế của Ngân hang hay không? 2. Nếu được phép phát hành bảo lãnh thay thế thì chúng tôi có bị tính phạt chậm nộp tiền thuế trong thời gian bảo lãnh hay không? 

    • Trả lời câu hỏi của Công ty, Bộ phận tư vấn của Ban Biên tập có ý kiến trao đổi như sau: - Khoản 3 Điều 42 Luật quản lý thuế năm 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy định: “3. Thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được quy định như sau: …b) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải nộp thuế trước khi hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập khẩu hàng hóa. Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng không quá mười lăm ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái xuất và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh”. - Khoản 2 Điều 42 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định: “Thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 và được hướng dẫn cụ thể như sau: ...2. Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập-tái xuất a) Người nộp thuế phải nộp thuế nhập khẩu, các loại thuế khác theo quy định của pháp luật (nếu có) trước khi hoàn thành thủ tục hải quan hàng tạm nhập. Trường hợp chưa nộp thuế, nếu được tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh số tiền thuế phải nộp thì việc bảo lãnh thực hiện theo quy định tại Điều 43 Thông tư này. Thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng tối đa không quá 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập-tái xuất (không áp dụng cho thời gian gia hạn thời hạn tạm nhập-tái xuất) và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh; b) Trường hợp tái xuất ngoài thời hạn bảo lãnh thì phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn bảo lãnh đến ngày tái xuất hoặc đến ngày thực nộp thuế (nếu ngày thực nộp thuế trước ngày thực tái xuất); c) Trường hợp đã được áp dụng thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng chuyển tiêu thụ nội địa thì phải nộp đủ các loại thuế theo quy định của pháp luật trước khi hoàn thành thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa. Thủ tục khai báo chuyển tiêu thụ nội địa, đăng ký tờ khai mới và tính thuế thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 40 Thông tư này”. - Ngoài ra, khoản 2 Điều 43 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy địnhđiều kiện người nộp thuế được bảo lãnh như sau: “a) Điều kiện người nộp thuế được áp dụng bảo lãnh: a.1) Người nộp thuế có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tối thiểu 365 ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Trong thời gian 365 ngày trở về trước kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu được cơ quan hải quan xác định là: a.1.1) Không có trong danh sách đã bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới của cơ quan hải quan; a.1.2) Không có trong danh sách đã bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế của cơ quan hải quan; a.1.3) Không quá hai lần bị xử lý về các hành vi vi phạm khác về hải quan (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu) với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính. a.2) Không có trong danh sách còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan…”. Căn cứ các quy định nêu trên, Công ty phải nộp thuế (nếu có) trước khi hoàn thành thủ tục hải quan hàng tạm nhập; trường hợp Công ty chưa nộp thuế, nếu Công ty đáp ứng điều kiện được bảo lãnh và Công ty được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng không quá mười lăm ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái xuất và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh; trường hợp Công ty tái xuất hàng hóa ngoài thời hạn bảo lãnh thì phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn bảo lãnh đến ngày tái xuất hoặc đến ngày thực nộp thuế (nếu ngày thực nộp thuế trước ngày thực tái xuất). Công ty có thể tham khảo thông tin và các văn bản trên tại mục THƯ VIỆN VĂN BẢN trên Cổng thông tin điện tử Hải quan theo địa chỉ: www.customs.gov.vn để biết thông tin chi tiết. Trường hợp cần biết chi tiết hơn, thì Công ty có thể liên hệ với Chi cục Hải quan địa phương nơi mở tờ khai nhập khẩu hàng hoá để được hướng dẫn cụ thể. Bộ phận tư vấn của Ban biên tập thông báo để Công ty biết./. Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn