Phân công quản lý nợ thuế được quy định như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 03/03/2018

Phân công quản lý nợ thuế được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Trang Anh, nhân viên văn phòng đng làm việc tại Hồ Chí Minh, đang tìm hiểu quy định của pháp luật về thuế, nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là việc phân công quản lý nợ thuế được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! 

    • Phân công quản lý nợ thuế được quy định tại Tiểu mục 1 Mục II Phần II Quyết định 1401/QĐ-TCT Quy trình quản lý nợ thuế, cụ thể như sau:

      1.1. Phân công quản lý nợ thuế cho công chức quản lý nợ hoặc công chức tham gia thực hiện quy trình theo nguyên tắc như sau:

      - Đối với doanh nghiệp: Phân công quản lý nợ thuế cho công chức có kinh nghiệm thuộc bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận tham gia thực hiện quy trình theo loại hình doanh nghiệp, sắc thuế, ngành nghề, địa bàn hành chính, địa bàn thu và theo các phương thức phù hợp khác.

      - Đối với hộ kinh doanh và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN: Phân công quản lý nợ thuế cho công chức quản lý nợ theo địa bàn thu như: phường, xã, thị trấn; bến tàu; bến xe; chợ…

      - Các đơn vị chủ trì cuộc thanh tra (bộ phận thanh tra, kiểm tra, quản lý thuế TNCN, quản lý các khoản thu từ đất…) có trách nhiệm đôn đốc các khoản tiền thuế ghi trên quyết định xử lý vi phạm về thuế qua thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế đã ban hành. Đồng thời, thông báo cho bộ phận quản lý nợ ngay sau khi ban hành quyết định xử lý vi phạm về thuế (bản sao) để tổ chức xác minh thông tin và thực hiện cưỡng chế khi trường hợp này quá thời hạn ghi trên quyết định mà NNT chưa nộp.

      - Các bộ phận được giao nhiệm vụ quản lý thu tiền thuế nợ (bộ phận kiểm tra thuế, quản lý thuế TNCN, quản lý các khoản thu từ đất, trước bạ và thu khác…): đôn đốc các khoản tiền thuế nợ đã quá thời hạn nộp từ 1 đến 90 ngày. Trường hợp đã quá thời hạn 60 ngày trở lên thì thông báo cho bộ phận quản lý nợ tổ chức xác minh thông tin để thực hiện cưỡng chế khi các khoản tiền thuế nợ này quá thời hạn nộp từ ngày thứ 91.

      1.2. Hàng tháng, sau ngày khoá sổ thuế 01 ngày làm việc, trưởng phòng, đội trưởng đội quản lý nợ và trưởng phòng, đội trưởng đội tham gia thực hiện quy trình có trách nhiệm:

      a) Đôn đốc, nhắc nhở công chức quản lý nợ thực hiện quy trình.

      b) Đối với NNT mới phát sinh tiền thuế nợ, thực hiện phân công theo nguyên tắc tại điểm 1.1 mục II phần B.

      c) Nếu có thay đổi trong tháng về tình hình công chức (như nghỉ ốm, thuyên chuyển công tác hoặc thực hiện luân chuyển công việc) thực hiện phân công lại việc quản lý NNT: công chức quản lý nợ và công chức tham gia thực hiện quy trình phải bàn giao đầy đủ hồ sơ của NNT đã được phân công cho công chức tiếp nhận. Việc bàn giao phải có biên bản xác nhận của lãnh đạo phòng hoặc đội.

      Trên đây là nội dung câu trả lời về việc phân công quản lý nợ thuế. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 1401/QĐ-TCT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn