Thu nhập hàng trăm triệu từ Facebook, Youtube đóng thuế ra sao?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 06/04/2019

Xin cho hỏi, thời gian qua tôi thấy nhiều thông tin liên quan đến một cá nhân có thu nhập khủng trên mạng xem video youtube. Thu nhập của người này hiện tại vào khoảng 450 triệu đông/tháng. Vậy tôi muốn hỏi những người này sẽ đóng thuế bao nhiêu cho nhà nước?

    • Thu nhập hàng trăm triệu từ Facebook, Youtube đóng thuế ra sao?
      (ảnh minh họa)
    • Theo quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 thì khoản thu nhập của cá nhân phát sinh từ hoạt động kinh doanh phải chịu thuế thu nhập cá nhân (gọi tắt là thuế TNCN), thuế giá trị gia tăng (gọi tắt là thuế GTGT) theo quy định của pháp luật.

      Trong đó, thu nhập từ kinh doanh là thu nhập có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực sau:

      - Thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật như: sản xuất, kinh doanh hàng hóa; xây dựng; vận tải; kinh doanh ăn uống; kinh doanh dịch vụ, kể cả dịch vụ cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác.

      - Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

      - Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng đủ điều kiện được miễn thuế theo quy định.

      (Trên đây là nội dung tóm tắt, xem nội dung chi tiết tại Thông tư 111/2013/TT-BTC)

      Như vậy: Căn cứ quy định trên đây thì thu nhập của cá nhân kinh doanh phát sinh từ hoạt động kinh doanh dịch vụ phải chịu thuế TNCN và thuế GTGT.

      Theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC thì cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh từ 100 triệu đồng/năm trở lên thì phải đóng thuế TNCN và thuế GTGT theo quy định của pháp luật.

      Căn cứ tính thuế GTGT và thuế TNCN của cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu. Số thuế GTGT và thuế TNCN phải nộp trong trường hợp này được tính như sau:

      Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

      Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

      Trong đó:

      (1) Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

      Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

      (2) Thuế suất thuế GTGT và thuế suất thuế TNCN đối với các cá nhân trong trường hợp này cụ thể như sau:

      - Thuế suất thuế TNCN là: 2%.

      - Thuế suất thuế GTGT là: 5%.

      Mặt khác, Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC thì có thể xác định thu nhập của cá nhân kinh doanh từ hoạt động quản cáo thông qua các mạng nước ngoài (ví dụ như: Facebook, Google, Youtube,...) được xác định là thuộc nhóm ngành cung cấp dịch vụ.

      Như vậy: Căn cứ nội dung trên đây thì có thể tóm lược số thuế mà cá nhân có thu nhập từ hoạt động quản cáo từ các nền tảng mạng xã hội nước ngoài sẽ được tính theo công thức sau đây:

      Số thuế GTGT, thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT, thuế TNCN x 7%

      Do đó: Trường hợp cá nhân có thu nhập từ quản cáo trên mạng xã hội Youtube là 450 triệu đồng/tháng thì phải đóng thuế TNCN, thuế GTGT như sau:

      Số thuế GTGT, TNCN phải nộp = 450 triệu đồng/tháng x 7% = 31.500.000 đồng/tháng.

      Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn