Thu, nộp phí hải quan, lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 16/07/2018

Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang tìm hiểu về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Tôi nghe nói đã có quy định mới về vấn đề này. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi thu, nộp phí hải quan, lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh được quy định như thế nào? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn! 

Quốc Thuận - Đà Nẵng

    • Thu, nộp phí hải quan, lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh
      (ảnh minh họa)
    • Thu, nộp phí hải quan, lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh được quy định tại Khoản 26 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó:

      1. Đối tượng, mức thu, chế độ thu, hình thức, địa điểm, thủ tục nộp, quản lý, sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh (sau đây gọi là phí, lệ phí hải quan) thực hiện theo Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh.

      2. Tổng hợp báo cáo, quyết toán thu phí, lệ phí

      Hàng tháng, Cục Hải quan tỉnh, thành phố đối chiếu khoản tiền gửi phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh đã thu, nộp ngân sách nhà nước với Kho bạc Nhà nước chi tiết theo mục lục ngân sách và đưa vào quyết toán ngân sách nhà nước năm.

      Tổng cục Hải quan quyết toán các khoản phí hải quan, lệ phí hàng hóa phương tiện quá cảnh với ngân sách nhà nước theo quy định.

      3. Cơ quan hải quan không áp dụng biện pháp cưỡng chế trong trường hợp người khai hải quan còn thiếu phí, lệ phí hải quan. Người khai hải quan có trách nhiệm nộp đủ phí, lệ phí hải quan theo thời hạn quy định tại Thông tư số 274/2016/TT-BTC .

      4. Việc quản lý, theo dõi nợ phí, lệ phí hải quan (nếu phát sinh) được thực hiện trên Hệ thống kế toán tập trung

      a) Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan, khi nhận được báo cáo thu nộp của tổ chức được ủy nhiệm thu phí, lệ phí hải quan phải kiểm tra cụ thể chi tiết số tiền phí, lệ phí hải quan đã thu, số tiền phí, lệ phí hải quan đã nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước, đối chiếu với số tiền phí, lệ phí hải quan đã thực nộp có xác nhận của Kho bạc Nhà nước. Trường hợp có chênh lệch giữa báo cáo thu nộp số tiền phí, lệ phí hải quan của tổ chức được ủy nhiệm thu đã nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan với số tiền phí, lệ phí hải quan có xác nhận của Kho bạc Nhà nước thì phải lập biên bản xác định rõ nguyên nhân để quy trách nhiệm cụ thể;

      b) Căn cứ số tiền phí, lệ phí hải quan tổ chức được ủy nhiệm thu đã thu và thanh toán với cơ quan hải quan, giấy nộp tiền vào ngân sách đã phát hành, và xác nhận đã nộp tiền của Kho bạc nhà nước, cơ quan hải quan thực hiện hạch toán kế toán số tiền phí, lệ phí hải quan đã thu và số tiền phí, lệ phí hải quan còn phải thu để có biện pháp quản lý phù hợp.

      Trên đây là tư vấn về thu, nộp phí hải quan, lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 39/2018/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

      Chúc sức khỏe và thành công!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Khoản 26 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn