Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá tại địa phương mình không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 19/03/2022

Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá tại địa phương mình không? Quy định pháp luật về hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh? Dạo gần đây do dịch bệnh Covid-19 nên các hiệu thuốc ở thành phố đều đồng loạt tăng giá Kit-Test nhanh lên gần gấp đôi với lý do cháy hàng, liệu hành vi tăng giá vậy có bị xử phạt không?

    • Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá tại địa phương mình không?
      (ảnh minh họa)
    • Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá tại địa phương mình không?

      Căn cứ Điều 8 Luật giá 2012 quy định về thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá như sau:

      1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá trên phạm vi cả nước.

      2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá.

      3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá trong lĩnh vực được pháp luật quy định.

      4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá tại địa phương theo quy định của pháp luật.

      Như vậy, Uỷ ban nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá tại địa phương của mình.

      Quy định pháp luật về hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh?

      Căn cứ Khoản 2 Điều 10 Luật giá 2012 quy định về hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh như sau:

      - Bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ;

      - Gian lận về giá bằng cách cố ý thay đổi các nội dung đã cam kết mà không thông báo trước với khách hàng về thời gian, địa điểm, điều kiện mua, bán, chất lượng hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm giao hàng, cung ứng dịch vụ;

      - Lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác; lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý;

      - Các hành vi chuyển giá, thông đồng về giá dưới mọi hình thức để trục lợi.

      Trong trường hợp trên, căn cứ Khoản 3 Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP' onclick="vbclick('44CB3', '361450');" target='_blank'>Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 8 Nghị định 109/2013/NĐ-CP' onclick="vbclick('32D91', '361450');" target='_blank'>Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi không chấp hành đúng giá do cơ quan, người có thẩm quyền quy định như sau:

      1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá do cơ quan, người có thẩm quyền quy định, trừ các hành vi quy định tại Khoản 2, 3 và Khoản 4 Điều này.

      2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

      3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quy định.

      4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định.

      5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định và mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, trong trường hợp khó hoặc không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch vào ngân sách nhà nước

      Bên cạnh đó, Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('63463', '361450');" target='_blank'>Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hành vi đầu cơ hàng hóa như sau:

      1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhằm bán lại thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

      a) Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá;

      b) Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác.

      2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

      3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

      4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

      5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 1.000.000.000 đồng trở lên.

      6. Hình thức xử phạt bổ sung:

      a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

      b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

      7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

      Như vậy, trong trường hợp các nhà thuốc lợi dụng dịch bênh Covid-19 để định giá bán bất hợp lý, không chấp hành giá do cơ quan, người có thẩm quyền quy định thì bị phạt tiền và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo Điều 8 Nghị định 109/2013/NĐ-CP' onclick="vbclick('32D91', '361450');" target='_blank'>Nghị định 109/2013/NĐ-CP trên. Trường hợp có giấu hiệu đầu cơ hàng hóa để tăng giá bán, nhà thuốc còn bị phạt Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('63463', '361450');" target='_blank'>Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn