Việc khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế quy định ra sao? Ai có thẩm quyền xử phạt hành vi trốn thuế?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 01/03/2022

Việc khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế quy định ra sao? Ai có thẩm quyền xử phạt hành vi trốn thuế?

    • Việc khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế quy định ra sao?

      Căn cứ Điều 123 Luật quản lý thuế 2019' onclick="vbclick('5EA0B', '360546');" target='_blank'>Điều 123 Luật quản lý thuế 2019 quy định như sau:

      - Việc khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật được tiến hành khi có căn cứ về việc cất giấu tài liệu, tang vật có liên quan đến hành vi trốn thuế. Trong trường hợp nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế là nơi ở thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

      - Khi khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật phải có mặt người chủ nơi bị khám và người chứng kiến. Trong trường hợp người chủ nơi bị khám vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền cấp xã và 02 người chứng kiến.

      - Không được khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế vào ban đêm, ngày lễ, ngày tết, khi người chủ nơi bị khám có việc hiếu, việc hỉ, trừ trường hợp phạm pháp quả tang và phải ghi rõ lý do vào biên bản.

      - Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế đều phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định và biên bản khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật phải được giao cho người chủ nơi bị khám 01 bản.

      Trên đây là quy định về việc khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế mà Luật quản lý thuế 2019 quy định.

      Ai có thẩm quyền xử phạt hành vi trốn thuế?

      Hành vi trốn thuế sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('6F3DE', '360546');" target='_blank'>Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

      "Điều 17. Xử phạt hành vi trốn thuế

      1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

      a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định này.

      ....."

      Khoản 1 Điều 35 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt như sau:

      Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 Nghị định này thực hiện theo khoản 2 Điều 139 Luật Quản lý thuế.

      Dẫn chiếu đến Khoản 2 Điều 139 Luật Quản lý thuế 2019 thì thẩm quyền xử phạt thuộc về thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan.

      Như vậy, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt hành hành chính về hành vi trốn thuế.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn