Vợ không đi làm có được giảm trừ gia cảnh không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 24/05/2022

Vợ không đi làm có được giảm trừ gia cảnh không? Mức giảm trừ gia cảnh là bao nhiêu? Gia đình tôi chỉ có tôi là người đi làm, tôi làm kỹ sư phần mềm, vợ chỉ ở nhà nội chợ và không có thu nhập, vậy thì tôi có được được tính giảm trừ gia cảnh hay không?

    • Vợ không đi làm có được giảm trừ gia cảnh không?
      (ảnh minh họa)
    • Vợ không đi làm có được giảm trừ gia cảnh không?

      Theo Điểm d Khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC người phụ thuộc bao gồm nhưng người như sau:

      d.1) Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm:

      d.1.1) Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).

      Ví dụ 10: Con ông H sinh ngày 25 tháng 7 năm 2014 thì được tính là người phụ thuộc từ tháng 7 năm 2014.

      d.1.2) Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

      d.1.3) Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

      d.2) Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng điệu kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.

      d.3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.

      ....

      Theo Điểm đ Khoản 1 Điều này cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các tiết d.2, d.3, d.4, điểm d, khoản 1, Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:

      đ) Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các tiết d.2, d.3, d.4, điểm d, khoản 1, Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:

      đ.1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

      đ.1.1) Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

      đ.1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

      đ.2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

      Như vậy, theo các quy định như trên, nếu vợ của bạn hoàn toàn không có thu nhập hoặc thu nhập bình quân dưới 1 triệu đồng, thì bạn sẽ được giảm trừ gia cảnh.

      Mức giảm trừ gia cảnh là bao nhiêu?

      Theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:

      1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);

      2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

      Như vậy, tại thời điểm hiện tại mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn