Xác định tiền chênh lệch do bán hàng hóa cao hơn mức giá được cơ quan thẩm quyền quyết định?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 20/04/2022

Xác định tiền chênh lệch do bán hàng hóa cao hơn mức giá được cơ quan thẩm quyền quyết định? Bán hàng hóa cao hơn mức giá quy định bị phạt bao nhiêu? Doanh nghiệp tôi có bán khẩu trang trong đợt dịch, do thị trường khan hiếm nên giá bị đẩy cao hơn giá do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định thì cho tôi hỏi mức tiền chênh lệch được tính để xác định có vi phạm bán không đúng giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành được tính như thế nào? Mức phạt cho vi phạm là bao nhiêu?

    • Xác định tiền chênh lệch do bán hàng hóa cao hơn mức giá được cơ quan thẩm quyền quyết định?
      (ảnh minh họa)
    • Xác định tiền chênh lệch do bán hàng hóa cao hơn mức giá được cơ quan thẩm quyền quyết định?

      Căn cứ Điều 4 Thông tư 31/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Thông tư 153/2016/TT-BTC' onclick="vbclick('50C13', '363163');" target='_blank'>Điều 1 Thông tư 153/2016/TT-BTC quy định về tiền chênh lệch quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP như sau:

      Tiền chênh lệch quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP là số tiền mà tổ chức, cá nhân có được do bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại văn bản quy phạm pháp luật, Quyết định hoặc Thông báo; tiền chênh lệch được tính bằng chênh lệch giá do bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá cụ thể hoặc mức giá tối đa của khung giá đã được cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền quy định được tính cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ nhân (x) với số lượng hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân đã bán, cung ứng.

      Theo đó, để xác định tiền chênh lệch do bán hàng hóa cao hơn mức giá đã được cơ quan có thẩm quyền quy định sẽ được tính như trên.

      Bán hàng hóa cao hơn mức giá quy định bị phạt bao nhiêu?

      Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 109/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP về hành vi không chấp hành đúng giá do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định như sau:

      1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá do cơ quan, người có thẩm quyền quy định, trừ các hành vi quy định tại Khoản 2, 3 và Khoản 4 Điều này.

      2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

      3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quy định.

      4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không đúng với mức giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định.

      5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định và mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, trong trường hợp khó hoặc không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch vào ngân sách nhà nước.

      Như vậy, việc bán khẩu trang cao hơn mức giá do Bộ y tế quy định sẽ bị phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn