Xử phạt vì kinh doanh gia cầm không có giấy kiểm dịch

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 14/02/2017

Có một lô hàng là gà giống được vận chuyển từ Nam Định lên Điện Biên và lô hàng này có giấy chứng nhận kiểm dịch. Tuy nhiên trong giấy chứng nhận kiểm dịch xác nhận kiểm dịch cho 3000 con gà giống mà thực tế số gà giống là 3.300 con. Đội QLTT cơ động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vận chuyển không đúng số lượng ghi trong giấy kiểm dịch và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc kiểm dịch lại theo quy định. Nhưng có ý kiến cho rằng phải kiểm dịch xong mới ra quyết định xử phạt. Vậy Luật sư cho tôi hỏi vụ việc này ra quyết định xử phạt mới áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hay áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả xong mới ra quyết định xử phạt và được quy định tại đâu?

    • Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì biện pháp khắc phục hậu quả sẽ được thực hiện theo quyết định xử phạt hành chính. Vì vậy, QLLTT thực hiện như vậy là có cơ sở. Bạn có thể tham khảo quy định sau:

      Điều 85. Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả

      1. Thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc trong quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 28 của Luật này.

      2. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có trách nhiệm thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định theo quy định của pháp luật và phải chịu mọi chi phí cho việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó.

      3. Người có thẩm quyền ra quyết định có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức thực hiện.

      4. Trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này hoặc cá nhân chết, mất tích hoặc tổ chức bị giải thể, phá sản mà không có tổ chức nào tiếp nhận chuyển giao quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 75 của Luật này thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính phải tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.

      Chi phí cho việc tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định thực hiện được lấy từ nguồn ngân sách dự phòng cấp cho cơ quan đó.

      5. Trong trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục ngay hậu quả để kịp thời bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, nếu không hoàn trả thì bị cưỡng chế thực hiện.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn