Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với chương trình vui chơi bị dừng để quảng cáo quá số lần quy định như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 08/05/2023

Xin hỏi tổ chức dừng chương trình vui chơi để quảng cáo quá số lần quy định thì bị phạt hành chính như thế nào? - Câu hỏi của Minh Lan (Tiền Giang).

    • Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với chương trình vui chơi bị dừng để quảng cáo quá số lần quy định như thế nào?

      Tại điểm d khoản 3 Điều 40 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định về vi phạm quy định về quảng cáo trên báo nói, báo hình như sau:

      Vi phạm quy định về quảng cáo trên báo nói, báo hình

      1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo trên báo nói, báo hình mà không có dấu hiệu phân biệt nội dung quảng cáo với các nội dung khác.

      2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sản phẩm bằng hình thức chạy chữ hoặc chuỗi hình ảnh chuyển động mà sản phẩm quảng cáo không đặt sát phía dưới màn hình hoặc vượt quá 10% chiều cao màn hình và gây ảnh hưởng tới các nội dung chính trong chương trình.

      3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

      a) Quảng cáo vượt quá 10% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của tổ chức phát sóng không phải là kênh, chương trình chuyên quảng cáo;

      b) Quảng cáo trong chương trình thời sự;

      c) Quảng cáo trong chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp về các sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc;

      d) Quảng cáo quá hai lần trong mỗi chương trình phim truyện trên đài truyền hình;

      đ) Quảng cáo quá bốn lần trong mỗi chương trình vui chơi, giải trí trên đài phát thanh, đài truyền hình;

      e) Quảng cáo một lần quá 5 phút trong chương trình phim truyện, chương trình vui chơi, giải trí trên đài phát thanh, đài truyền hình;

      g) Quảng cáo trên truyền hình trả tiền quá 5% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của tổ chức phát sóng không phải là kênh, chương trình chuyên quảng cáo;

      h) Chiếu toàn bộ nội dung phim để quảng cáo khi chưa có giấy phép phổ biến phim của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có quyết định phát sóng của người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình.

      4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo mà không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

      5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

      Tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:

      Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức

      ...

      2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.

      3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

      ...

      Như vậy, chương trình vui chơi bị dừng để quảng cáo quá số lần quy định thì tổ chức sẽ bị phạt hành chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Đồng thời, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

      (Hình từ Internet)

      Chương trình vui chơi không được quảng cáo quá bao nhiêu lần?

      Tại khoản 4 Điều 22 Luật Quảng cáo 2012 có quy định như sau:

      Quảng cáo trên báo nói, báo hình

      1. Thời lượng quảng cáo trên báo nói, báo hình không được vượt quá

      10% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của một tổ chức phát sóng, trừ thời lượng quảng cáo trên kênh, chương trình chuyên quảng cáo; phải có dấu hiệu phân biệt nội dung quảng cáo với các nội dung khác.

      2. Thời lượng quảng cáo trên kênh truyền hình trả tiền không vượt quá 5% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của một tổ chức phát sóng, trừ kênh, chương trình chuyên quảng cáo.

      3. Không được phát sóng quảng cáo trong các chương trình sau:

      a) Chương trình thời sự;

      b) Chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp về các sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc.

      4. Mỗi chương trình phim truyện không được ngắt để quảng cáo quá hai lần, mỗi lần không quá 05 phút. Mỗi chương trình vui chơi giải trí không được ngắt để quảng cáo quá bốn lần, mỗi lần không quá 05 phút.

      5. Khi thể hiện sản phẩm quảng cáo kèm theo nội dung thông tin chính bằng hình thức chạy chữ hoặc một chuỗi hình ảnh chuyển động thì sản phẩm quảng cáo phải được thể hiện sát phía dưới màn hình, không quá 10% chiều cao màn hình và không được làm ảnh hưởng tới nội dung chính trong chương trình. Quảng cáo bằng hình thức này không tính vào thời lượng quảng cáo của báo hình.

      6. Cơ quan báo nói, báo hình có nhu cầu ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo gồm:

      a) Đơn đề nghị cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo;

      b) Ý kiến của cơ quan chủ quản;

      c) Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động báo chí.

      7. Trong trường hợp cơ quan báo chí có nhu cầu thay đổi nội dung giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo phải gửi hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép đến cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép gồm:

      a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép;

      b) Bản sao có chứng thực giấy phép đang có hiệu lực.

      ...

      Như vậy, chương trình vui chơi giải trí không được ngắt để quảng cáo quá bốn lần, mỗi lần không quá 05 phút.

      Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo trong chương trình vui chơi giải trí như thế nào?

      Tại Điều 19 Luật Quảng cáo 2012 có quy định yêu cầu đối với nội dung quảng cáo trong chương trình vui chơi giải trí như sau:

      - Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo.

      - Đảm bảo yêu cầu đối với nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt theo quy định pháp luật.

      Trân trọng!

    - Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    - Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

    - Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

    - Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail nhch@lawnet.vn;


    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn