Bán hàng giả thương hiệu nổi tiếng có phạm tội không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 15/01/2019

Tôi đang dự định sẽ nhận hàng sỉ của người khác để kinh doanh kiếm lời, hàng hóa chủ yếu là các mặc hàng thời trang, phụ kiện giả có gắn nhãn của một số thương hiệu nổi tiếng nhưng tôi vẫn còn sợ là hành vi này có vi phạm pháp luật hay không, có phạm tội gì hay không nếu khi có ai mua hàng tôi đều cung cấp thông tin chính xác mặc hàng là giả thương hiệu...?

    • Bán hàng giả thương hiệu nổi tiếng có phạm tội không?
      (ảnh minh họa)
    • Theo quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa được xác định là hàng giả.

      Pháp luật nước ta hiện nay nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi mua bán, sản xuất hàng giả dưới mọi hình thức nhằm đảm bảo quyền lợi cỉa tổ chức, cá nhân kinh doanh hợp pháp và người tiêu dùng. Do đó, Nhà nước đã ban hành các quy định nhằm xử lý nghiêm đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

      Theo đó, tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mua bán hàng giả mà cá nhân vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nghiêm trọng hơn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

      1. Đối với trường hợp xử phạt vi phạm hành chính

      Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì tùy vào giá trị thực tế của hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật mà người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời bị tịch thu tang vật vi phạm, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

      Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể mà tổ chức, cá nhân vi phạm còn phải:

      - Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả;

      - Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa giả mạo;

      - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;

      - Buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả đang lưu thông trên thị trường.

      2. Đối với trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự

      Trường hợp vợ mua bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 Bộ luật hình sự 2015, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017):

      - Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

      - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

      - Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

      - Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

      Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.

      Ngoài ra, vợ chồng người hàng xóm có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

      Lưu ý: Trường hợp Pháp nhân thương mại phạm tội, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm. Trường hợp phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật hình sự 2015, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

      Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

      Kết luận: Đối với trường hợp bạn có hành vi kinh doanh các loại hàng hóa là các mặc hàng thời trang, phụ kiện giả có gắn nhãn của một số thương hiệu nổi tiếng thì tùy tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định trên đây (cho dù người mua hàng có biết đó là hàng giả hay không).

      Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn