Bản kết luận cuối cùng về vụ việc bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam gồm những nội dung gì?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 22/09/2017

Nội dung bản kết luận cuối cùng về vụ việc bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Tôi là học viên đang theo học chương trình văn bằng 2 tại trường Đại học Luật TP.HCM. Hiện tại, tôi đang thu thập tài liệu để hoàn thành bài tiểu luận về cơ chế chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào nước ta. Qua tìm hiểu, tôi được biết việc xử lý vụ việc chống bán phá giá phải tiến hành theo quy trình nhất định trong đó có giai đoạn ra kết luận cuối cùng. Vậy, bản kết luận cuối cùng về vụ việc bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam gồm những nội dung gì?Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Đoàn Thu Giang (giang***@gmail.com)

    • Ngày 04/8/2005, Chính phủ ban hành Nghị định 90/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là Pháp lệnh Chống bán phá giá) về Cơ quan điều tra chống bán phá giá, Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá; thủ tục, nội dung điều tra và việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.

      Theo đó, nội dung bản kết luận cuối cùng về vụ việc bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định 90/2005/NĐ-CP' onclick="vbclick('90D', '202604');" target='_blank'>Khoản 2 Điều 33 Nghị định 90/2005/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

      Kết luận cuối cùng và các căn cứ chính để đưa ra kết luận cuối cùng phải được thông báo công khai bằng phương thức thích hợp và phải bao gồm các nội dung sau đây:

      a) Tên, địa chỉ và các thông tin cần thiết khác của Người yêu cầu (nếu có);

      b) Mô tả hàng hoá nhập khẩu là đối tượng bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, trong đó bao gồm tên gọi, các đặc tính cơ bản và mục đích sử dụng chính, mã số theo biểu thuế nhập khẩu hiện hành và mức thuế nhập khẩu đang áp dụng, xuất xứ hàng hoá nhập khẩu;

      c) Tên, địa chỉ và các thông tin cần thiết khác của Người bị yêu cầu;

      d) Mô tả khối lượng, số lượng và trị giá của hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định tại điểm b khoản này trong thời hạn 12 tháng trước khi Người yêu cầu nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá hoặc trước khi Cơ quan điều tra lập hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại;

      đ) Biên độ bán phá giá;

      e) Các thông tin, chứng cứ chứng minh việc bán phá giá hàng hoá nhập khẩu được mô tả tại điểm b khoản này gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;

      g) Lịch trình giải quyết vụ việc chống bán phá giá;

      h) Các thông tin khác mà Cơ quan điều tra cho là cần thiết.

      Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về nội dung bản kết luận cuối cùng về vụ việc bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 90/2005/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Khoản 2 Điều 33 Nghị định 90/2005/NĐ-CP Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn