Biên tập viên có cần phải có chứng chỉ hành nghề không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 24/06/2022

Biên tập viên có cần phải có chứng chỉ hành nghề không? Nhiệm vụ và quyền hạn của biên tập viên là gì?

Chào Ban biên tập, em có vấn đề này cần được giải đáp ạ. Em đang là sinh viên ngành báo chí, ước mơ của em là được làm biên tập viên. Em không biết là khi em tốt nghiệp cử nhân ngành báo chí rồi thì em có thể đi làm biên tập viên luôn được không hay là phải học thêm để được cấp chứng chỉ hành nghề ạ? Rất mong được giải đáp, em xin chân thành cảm ơn ạ.

    • Biên tập viên có cần phải có chứng chỉ hành nghề không?
      (ảnh minh họa)
    • Biên tập viên có cần phải có chứng chỉ hành nghề không?

      Căn cứ Khoản 1 Điều 19 Luật xuất bản 2012 quy định về tiêu chuẩn của biên tập viên:

      a) Là công dân Việt Nam; thường trú tại Việt Nam; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

      b) Có trình độ đại học trở lên;

      c) Hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;

      d) Có chứng chỉ hành nghề biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.

      Như vậy, biên tập viên cần phải có chứng chỉ hành nghề. Trong trường hợp của bạn thì sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành báo chí mà bạn có ý định đi làm biên tập viên thì bạn có thể học thêm để được nhận chứng chỉ hành nghề biên tập.

      Nhiệm vụ và quyền hạn của biên tập viên là gì?

      Theo Khoản 2 Điều 19 Luật xuất bản 2012 nhiệm vụ và quyền hạn của biên tập viên được quy định:

      a) Thực hiện biên tập bản thảo;

      b) Được từ chối biên tập bản thảo tác phẩm, tài liệu mà nội dung có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này và phải báo cáovới tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản bằng văn bản;

      c) Đứng tên trên xuất bản phẩm do mình biên tập;

      d) Tham gia các lớp tập huấn định kỳ kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tổ chức;

      đ) Không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;

      e) Chịu trách nhiệm trước tổng biên tập nhà xuất bản và trước pháp luật về phần nội dung xuất bản phẩm do mình biên tập.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn