Các trường hợp không cần lập nhiệm vụ quy hoạch khu công nghiệp?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 07/07/2022

Các trường hợp không cần lập nhiệm vụ quy hoạch khu công nghiệp? Lấy ý kiến đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng hoặc đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp được quy định như thế nào?

Nhờ anh/chị tư vấn theo quy định mới!

    • Các trường hợp không cần lập nhiệm vụ quy hoạch khu công nghiệp

      Căn cứ Khoản 4 Điều 7 Nghị định 35/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/07/2022) các trường hợp không cần lập nhiệm vụ quy hoạch khu công nghiệp như sau:

      a) Trường hợp lập quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp tại khu vực đã có quy hoạch chung xây dựng hoặc quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt thì không cần lập nhiệm vụ quy hoạch;

      b) Trường hợp lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp tại khu vực đã có quy hoạch phân khu xây dựng được phê duyệt thì không cần lập nhiệm vụ quy hoạch;

      c) Trường hợp không cần lập nhiệm vụ quy hoạch theo quy định tại khoản 5 Điều này.

      Lấy ý kiến đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng hoặc đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp

      Theo Khoản 6 Điều này việc lấy ý kiến đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng hoặc đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp được quy định như sau:

      Trừ trường hợp lập quy hoạch xây dựng khu công nghiệp tại khu vực đã có quy hoạch chung xây dựng được phê duyệt hoặc khu công nghiệp phù hợp với quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng hoặc đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp của các cơ quan sau đây:

      a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Xây dựng đối với khu công nghiệp có quy mô diện tích từ 200 ha trở lên;

      b) Bộ Giao thông vận tải đối với khu công nghiệp có đấu nối vào quốc lộ;

      c) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với khu công nghiệp có vị trí tiếp giáp khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thiên nhiên, khu du lịch cấp quốc gia trở lên;

      d) Bộ Xây dựng đối với khu công nghiệp nằm trong các đô thị loại II;

      đ) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với khu công nghiệp tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển hoặc khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh và pháp luật về đầu tư.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn