Công tác hỗ trợ phục hồi DN đối với chương trình phục hồi và phát triển KT-XH và chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 23/05/2022

Công tác hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp theo chương trình phục hồi và phát triển Kinh tế - Xã hội và chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình? Đầu tư công theo chương trình phục hồi và phát triển Kinh tế - Xã hội và chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình? Mong được giải đáp.

    • Công tác hỗ trợ phục hồi DN đối với chương trình phục hồi và phát triển KT-XH và chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Công tác hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp theo chương trình phục hồi và phát triển Kinh tế - Xã hội và chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình

      Căn cứ Mục 3 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 về chương trình phục hồi và phát triển Kinh tế - Xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình ban hành kèm theo Quyết định 661/QĐ-BTP năm 2022 quy định về hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp:

      3. Hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp

      - Tiếp tục triển khai đồng bộ các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trong đó tập trung hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong bối cảnh hậu Covid-19.

      - Triển khai thực hiện bảo đảm chất lượng, tiến độ các nhiệm vụ đã được xác định Quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 19/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch triển khai các hoạt động hàng năm của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025; xây dựng Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030, đề án ban hành Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam.

      2. Đầu tư công theo chương trình phục hồi và phát triển Kinh tế - Xã hội và chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình

      Căn cứ Mục 4 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 về chương trình phục hồi và phát triển Kinh tế - Xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình ban hành kèm theo Quyết định 661/QĐ-BTP năm 2022 quy định về đầu tư công:

      4. Đầu tư công

      - Tổ chức thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 (ban hành kèm theo Quyết định số 1511/QĐ-BTP ngày 06/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) và Kế hoạch đầu tư công hàng năm của Bộ Tư pháp; Chỉ thị số 02/CT-BTP ngày 15/3/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về triển khai thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; trên cơ sở tình hình triển khai dự án trên thực tế, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền phương án điều chỉnh linh hoạt vốn đầu tư công hàng năm.

      - Về giải ngân vốn đầu tư công: (i) Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư của các dự án khởi công mới thuộc kế hoạch đầu tư năm 2022 theo quy định của Luật Đầu tư công và pháp luật có liên quan; (ii) Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên; (iii) Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công; thực hiện nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng; (iv) Rà soát, điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn; (v) Thành lập Tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn của Bộ Tư pháp để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công; (vi) Kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu, cá nhân có liên quan trong trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra; (vii) Kiên quyết chống trì trệ, xử lý nghiêm các trường hợp tiêu cực trong đầu tư công; (viii) Thực hiện đấu thầu qua mạng theo quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, lựa chọn nhà thầu đủ năng lực; (ix) Xử lý nghiêm các trường hợp nhà thầu vi phạm tiến độ, chất lượng hợp đồng.

      - Xây dựng Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy định về trình tự, thủ tục trong quản lý dự án đầu tư công thuộc Bộ Tư pháp.

      - Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong Ngành: (i) Phân công cụ thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp phụ trách, chỉ đạo việc giải ngân; thường xuyên kiểm tra tiến độ tại thực địa, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với từng dự án; (ii) Tổ chức giao ban định kỳ hằng tuần về tình hình thực hiện các dự án, giải ngân kế hoạch đầu tư công. Không để tình trạng đầu tư công chậm trễ, kéo dài, kém hiệu quả trong khi nguồn lực hạn chế, dư luận bức xúc, quan tâm.

      - Định kỳ hằng quý, báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ đầu tư tính đến thời điểm báo cáo và tổng hợp nhu cầu giải ngân vốn trong quý tiếp theo, gửi Bộ Tài chính để lập kế hoạch huy động vốn sát với thực tế, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đôn đốc, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

      - Triển khai hiệu quả, kịp thời các cơ chế đặc thù (nếu có) để đẩy nhanh các dự án đầu tư công, bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn