Dùng Bảng báo giá thay cho hợp đồng được không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 04/06/2022

Dùng Bảng báo giá thay cho hợp đồng được không? Các chế tài cho vi phạm hợp đồng là gì? Chúng tôi gửi các Bảng báo giá cho các khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty chúng tôi. Nếu khách hàng nào đồng ý thì có thể cùng chúng tôi ký vào Bảng báo giá đó và chuyển tiền là sẽ được cung cấp sản phẩm luôn mà không cần ký kết hợp đồng. Xin hỏi, liệu không ký hợp đồng mà chỉ ký Bảng báo giá như vậy thì Bảng báo giá có giá trị pháp lý ràng buộc các bên hay không? Giá trị có như hợp đồng không? Xin cảm ơn!

    • Dùng Bảng báo giá thay cho hợp đồng được không?

      Căn cứ Điều 24 Luật Thương mại 2005 quy định về hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá như sau:

      1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

      2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

      Theo đó, các bên có thể giao kết hợp đồng bằng hành vi, việc giao kết hợp đồng được thực hiện bằng các hành vi như bên bán tiến hành giao hàng hoặc bên mua tiến hành trả tiền. Giữa công ty bạn và khách hàng, việc hai bên đồng ý ký tên xác nhận vào bảng báo giá và chuyển tiền là có tồn tại quan hệ hợp đồng, được giao kết bằng hành vi. Do đó khi có vi phạm hợp đồng xảy ra, công ty bạn vẫn có quyền được áp dụng các chế tài xử lý vi phạm hợp đồng.

      Các chế tài cho vi phạm hợp đồng

      Căn cứ Điều 292 Luật thương mại 2005 quy định về các loại chế tài trong thương mại như sau:

      1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng.

      2. Phạt vi phạm.

      3. Buộc bồi thường thiệt hại.

      4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.

      5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng.

      6. Huỷ bỏ hợp đồng.

      7. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn