Hàng hóa nhập khẩu có phải giữ nguyên nhãn gốc không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 19/08/2019

Ban biên tập cho tôi hỏi, với trường hợp hàng hóa nhập khẩu, trước khi hàng hóa đó bán ra thị trường thì phải thực hiện việc dán nhãn phụ. Vậy cho hỏi khi đã dán nhãn phụ thì có phải giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa không? 

    • Hàng hóa nhập khẩu có phải giữ nguyên nhãn gốc không?
      (ảnh minh họa)
    • Tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định:

      Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu.

      Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP có ghi:

      3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

      => Theo quy định trên thì khi dán nhãn phụ trên sản phẩm là hàng hóa nhập khẩu thì phải giữ nguyên cả nhãn gốc của hàng hóa. Nên trên sản phẩm đó phải có cả nhãn phụ (nhãn ghi tiếng Việt) và nhãn gốc (nhãn ghi tiếng nước ngoài có hàng hoáng nhập khẩu).

      Căn cứ Khoản 4 Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP Trường hợp trên hàng hóa nhập khẩu mà không có nhãn gốc thì sẽ bị xử phạt, với mức phạt quy định sau:

      4. Mức phạt tiền đối với hành vi kinh doanh hàng hóa theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng bị thay đổi được quy định như sau:

      a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;

      b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

      c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

      d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

      đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

      e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

      g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

      h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.

      Ban biên tập phản nhồi thông tin đến bạn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn