Hành vi buôn bán mứt giả, nhái thương hiệu dịp Tết Nguyên đán bị phạt bao nhiêu tiền?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 22/01/2023

Xin hỏi hành vi buôn bán mứt dịp Tết Nguyên đán giả, nhái thương hiệu bị xử phạt hành chính như thế nào? - Câu hỏi của Hữu Thành (Hà Nam).

    • Hành vi buôn bán mứt giả, nhái thương hiệu dịp Tết Nguyên đán bị phạt bao nhiêu tiền?

      Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa như sau:

      Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa

      1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

      a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;

      b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

      c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

      d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

      đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

      e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

      2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

      ...

      Theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

      Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

      ...

      4. Mức phạt tiền:

      a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức;

      b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

      Theo đó, với buôn bán mứt giả, nhái thương hiệu dịp Tết Nguyên đán có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng dựa vào giá trị của mứt so với hàng thật. Mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức là 02 lần mức phạt đối với cá nhân.

      (Hình từ Internet)

      Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi buôn bán mứt giả, nhái thương hiệu dịp Tết Nguyên đán như thế nào?

      Theo Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi buôn bán mứt giả, nhái thương hiệu dịp Tết Nguyên đán như sau:

      Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa

      ...

      3. Hình thức xử phạt bổ sung:

      a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 Điều này;

      b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.

      4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản này;

      b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;

      c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

      Theo đó, hành vi buôn bán mứt giả, nhái thương hiệu dịp Tết Nguyên đán có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như tịch thu tang vật vi phạm; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.

      Tuỳ vào số lượng của hàng thật có trị giá bao nhiêu hoặc thu lợi bất hợp pháp bao nhiêu mà áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định trên.

      Người buôn bán mứt giả, nhái thương hiệu dịp Tết Nguyên đán bị phạt tù bao nhiêu năm?

      Tại Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 43 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm như sau:

      Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm

      1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

      a) Có tổ chức;

      b) Có tính chất chuyên nghiệp;

      c) Tái phạm nguy hiểm;

      d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

      đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

      e) Buôn bán qua biên giới;

      g) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

      h) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

      i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

      k) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

      Xem nội dung VB

      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

      a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

      b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

      c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

      d) Làm chết người;

      đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

      e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

      4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

      a) Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;

      b) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;

      c) Làm chết 02 người trở lên;

      d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

      ...

      Theo đó, người có hành vi buôn bán mứt giả, nhái thương hiệu dịp Tết Nguyên đán sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm. Người có hành vi này có thể bị áp dụng hình phạt tù từ 05 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân tùy vào mức độ và hậu quả của hành vi phạm tội.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn