Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển có cần thành lập doanh nghiệp?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 02/08/2022

Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển có cần thành lập doanh nghiệp? Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực khi kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển như thế nào?

Hiện tại tôi đang muốn thực hiện việc lai dắt tàu biển nhưng không biết là việc này có phải thành lập doanh nghiệp hay không? Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực khi kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển như thế nào?

Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn. 

    • Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển có cần thành lập doanh nghiệp?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển có cần thành lập doanh nghiệp?

      Tại Điều 13 Nghị định 160/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 3 Nghị định 147/2018/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển, như sau:

      1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam phải được thành lập theo quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển, tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

      2. Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu lai dắt; tàu lai dắt phải là tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam.

      Theo đó, đối chiếu quy định trên thì bạn muốn hoạt động lai dắt tàu biển thì bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh dịch vụ này.

      2. Điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực khi kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển như thế nào?

      Theo Điều 14 Nghị định 160/2016/NĐ-CP về điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực, cụ thể như sau:

      1. Có người chuyên trách thực hiện kinh doanh, khai thác dịch vụ lai dắt tàu biển đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế.

      2. Có người chuyên trách thực hiện công tác pháp chế đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành luật.

      3. Thuyền viên làm việc trên tàu lai dắt phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn, tiêu chuẩn về sức khỏe và được cấp chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu lai dắt phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chuyên môn, được cấp chứng chỉ chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định; đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định. (bị bãi bỏ bởi Khoản 7 Điều 3 Nghị định 147/2018/NĐ-CP).

      Như vậy, khi kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển thì cần phải đáp ứng các điều kiện nêu trên về tổ chức bộ máy và nhân lực để có thể hoạt động trong lĩnh vực này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn