Kinh doanh dịch vụ logistics là kinh doanh những gì?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 01/09/2016

Em trai tôi rủ thành lập công ty. Trong bản dự thảo ngành nghề em tôi gửi có kinh doanh dịch vụ logistics. Đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy ngành nghề này. Kinh doanh dịch vụ logistics là kinh doanh những gì?

    • Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.

      Theo Điều 4 Nghị định 140/2007/NĐ-CP thì dịch vụ lô-gi-stíc được phân loại như sau:

      Thứ nhất, các dịch vụ lô-gi-stíc chủ yếu, bao gồm:

      a) Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;

      b) Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;

      c) Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;

      d) Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi lô-gi-stíc; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.

      Thứ hai, các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải, bao gồm:

      a) Dịch vụ vận tải hàng hải;

      b) Dịch vụ vận tải thủy nội địa;

      c) Dịch vụ vận tải hàng không;

      d) Dịch vụ vận tải đường sắt;

      đ) Dịch vụ vận tải đường bộ;

      e) Dịch vụ vận tải đường ống.

      Thứ ba, các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan khác, bao gồm:

      a) Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;

      b) Dịch vụ bưu chính;

      c) Dịch vụ thương mại bán buôn;

      d) Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;

      đ) Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Nghị định 140/2007/NĐ-CP Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn