Mua bán hàng quốc cấm

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 14/09/2016

Kính gửi luật sư Tôi ở Cần Thơ, xin luật sư tư vấn về vấn đề của tôi. Chồng tôi làm tài xế, có vận chuyển thuốc lá từ An Giang về Cần Thơ cho chủ xe và cũng có thuốc của bản thân tổng cộng với số lượng lớn 1000 cây, hiện đang bị C. A  An Giang bắt giữ và tạm giam. Xin luật sư cho biết nếu bị tạm giam thời gian là bao lâu?  Và mức hình phạt là bao nhiêu tiền và bao nhiêu năm tù, có đc hưởng án treo? và tôi có cách nào giúp chồng tôi được tại ngoại ko? Rất mong nhận được tư vấn của luật sư

    • 1. Thời hạn tạm giam:

      Điều 120 và Điều 121 Bộ luật tố tụng Hình sự hiện hành thì thời hạn tạm giam để điều tra theo từng trường hợp như sau:

      1. Thời hạn tạm giam bị can bị giam để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

      2. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết hạn tạm giam, cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị VKS gia hạn tạm giam.

      Việc gia hạn tạm giam được qui định như sau:

      - Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá một tháng.

      - Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá hai tháng và lần thứ hai không quá một tháng.

      - Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng.

      - Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.

      3. Trong trường hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 165 của Bộ luật này thì thời hạn điều tra tiếp không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra.

      Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết hạn điều tra, CQĐT phải có văn bản đề nghị VKS gia hạn điều tra. Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:

      - Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng.=

      - Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được gia hạn điều tra một lần không quá ba tháng.

      4. Trong trương hợp vụ án do VKS trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá hai tháng. nếu do Toà án trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá một tháng. VKS hoặc Toà án chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung không quá hai lần. Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày CQĐT nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra.

      5. Trong trường hợp vụ án được trả lại để điều tra thì thời hạn điều tra và gia hạn điều tra theo thủ tục chung quy định tại Điều 119 của Bộ luật này. Thời hạn điều tra được tính từ khi CQĐT nhận hồ sơ và yêu cầu điều tra lại.

      6. Khi phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại, CQĐT có quyền áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật này.

      Trong trường hợp có căn cứ theo quy định của Bộ luật này cần phải tạm giam thì thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra, để điều tra bổ sung không được quá thời hạn phục hồi điều tra, điều tra nêu trên.

      Thời hạn tạm giam và gia hạn tạm giam trong trường hợp vụ án được điều tra lại theo thủ tục chung quy định tại Điều 120 của Bộ luật này.

      2. Tội buôn lậu:

      Tội buôn lậu được quy định tại Điều 153 BLHS, cụ thể như sau:

      Điều 153. Tội buôn lậu

      1. Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

      a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này;

      b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá;

      c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

      a) Có tổ chức;

      b) Có tính chất chuyên nghiệp;

      c) Tái phạm nguy hiểm;

      d) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

      đ) Hàng cấm có số lượng rất lớn;

      e) Thu lợi bất chính lớn;

      g) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác;

      h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

      i) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

      k) Phạm tội nhiều lần;

      l) Gây hậu quả nghiêm trọng.

      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

      a) Vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;

      b) Hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn;

      c) Thu lợi bất chính rất lớn;

      d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

      4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

      a) Vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên;

      b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn;

      c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

      5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

      Cụ thể như sau:

      Đối với hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu, việc xác định số lượng làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự cụ thể như sau:

      a) Người buôn bán trái phép thuốc lá điếu có nguồn gốc sản xuất từ nước ngoài qua biên giới với số lượng sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu theo Điều 153 Bộ luật Hình sự :

      - Số lượng từ 1.500 bao đến dưới 4.500 bao thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm c, khoản 1, Điều 153 Bộ luật Hình sự.

      - Số lượng từ 4.500 bao đến dưới 13.500 bao thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm đ, khoản 2, Điều 153 Bộ luật hình sự.

      - Số lượng từ 13.500 bao trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm b, khoản 3, Điều 153 Bộ luật hình sự.

      b) Người vận chuyển trái phép thuốc lá điếu có nguồn gốc sản xuất từ nước ngoài qua biên giới với số lượng sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới theo Điều 154 Bộ luật Hình sự:

      - Số lượng từ 1.500 bao đến dưới 4.500 bao thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm c, khoản 1, Điều 154 Bộ luật Hình sự.

      - Số lượng từ 4.500 bao đến dưới 13.500 bao thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm b, khoản 2, Điều 154 Bộ luật Hình sự.

      - Số lượng từ 13.500 bao trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3, Điều 154 Bộ luật Hình sự.

      c) Người tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu trong thị trường nội địa với số lượng sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm theo Điều 155 Bộ luật Hình sự :

      - Số lượng từ 1.500 bao đến dưới 4.500 bao thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1, Điều 155 Bộ luật Hình sự.

      - Số lượng từ 4.500 bao đến dưới 13.500 bao thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm đ, khoản 2, Điều 155 Bộ luật Hình sự.

      - Số lượng từ 13.500 bao trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3, Điều 155 Bộ luật Hình sự.

      3. Án treo:

      Điều 60. Án treo (BLHS)
      1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.
      2. Trong thời gian thử thách, Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
      3. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này.
      4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
      5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này.".

      Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 2-10-2007, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn, người bị xử phạt tù chỉ được hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau:
      - Thứ nhất, bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì (trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo);
      - Thứ hai, có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân, chưa có tiền án, tiền sự, có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng;
      - Thứ ba, có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự (trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên;
      - Thứ tư, nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
      4. Bảo lĩnh:
      Điều 92. Bảo lĩnh (BLHS)
      1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
      2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
      3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.
      4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.
      5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn