Mức phạt hợp đồng mua bán hàng hóa tối đa được phép thỏa thuận đa là bao nhiêu?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 23/11/2018

Tôi có vấn đề sau đây, công ty tôi có ký hợp đồng mua bán hàng hóa với một công ty khác tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vì để tránh tình trạng công ty đó lật kèo. Công ty tôi muốn thỏa thuận mức phạt vi phạm hợp đồng 20% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hóa bị vi phạm có được không?

    • Theo quy định hiện hành tại Luật Thương mại 2005 thì Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

      Do đó, Hợp đồng mua bán hàng hóa của công ty bạn là một trong các loại hợp đồng thương mại, nên sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại 2005 và các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan.

      Theo quy định tại Điều 301 Luật Thương mại 2005 ' onclick="vbclick('A49', '271501');" target='_blank'>Điều 301 Luật Thương mại 2005 thì mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật Thương mại 2005.

      Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì mức phạt trong hợp đồng mua bán hàng hóa do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

      Do đó: việc công ty thỏa thuận mức phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng là 20% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hóa bị vi phạm là không phù hợp với quy định của pháp luật.

      Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn