Mức phạt tính cước cuộc gọi cố định nội hạt từ thuê bao điện thoại cố định đến các số liên lạc khẩn cấp

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 20/04/2018

Mức phạt tính cước cuộc gọi cố định nội hạt từ thuê bao điện thoại cố định đến các số liên lạc khẩn cấp được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên Mỹ Linh, hiện nay tôi đang sống và làm việc tại Tp.HCM. Tôi cần tìm hiểu một số vấn đề về xử phạt vi phạm hành chính. Ban biên tập cho tôi hỏi: Mức phạt tính cước cuộc gọi cố định nội hạt từ thuê bao điện thoại cố định đến các số liên lạc khẩn cấp được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe đến Ban biên tập.          

    • Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 31 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện thì nội dung này được quy định như sau:

      Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

      a) Không cung cấp cho thuê bao viễn thông bảng kê chi tiết miễn phí một lần kèm theo hóa đơn đối với các dịch vụ viễn thông theo Danh mục dịch vụ do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định, trừ khi có thỏa thuận khác;

      b) Tính cước cuộc gọi cố định nội hạt từ thuê bao điện thoại cố định đến các số liên lạc khẩn cấp hoặc dịch vụ 116 hoặc dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định.

      Trên đây là nội dung tư vấn về Mức phạt tính cước cuộc gọi cố định nội hạt từ thuê bao điện thoại cố định đến các số liên lạc khẩn cấp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 174/2013/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • điểm b Khoản 2 Điều 31 Nghị định 174/2013/NĐ-CP Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn