Nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 24/11/2022

Nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025? Nhiệm vụ cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025? Nhiệm vụ cơ cấu lại các ngành dịch vụ theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025? 

Mong anh chị Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn. 

    • 1. Nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025?

      Tại Điểm a Khoản 5 Điều 4 Nghị quyết 31/2021/QH15' onclick="vbclick('79085', '382019');" target='_blank'>Điều 4 Nghị quyết 31/2021/QH15 quy định về nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 như sau:

      a) Cơ cấu lại ngành nông nghiệp

      Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến phù hợp, hiệu quả, mở rộng sản xuất hàng hóa. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết giữa 04 nhà (Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) để gắn sản xuất với chế biến, phân phối và tiêu thụ. Ưu tiên hình thành và phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng công nghệ quản trị tiên tiến, có khả năng tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân ở những vùng sản xuất tập trung.

      Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ngày càng hiện đại; thúc đẩy phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, phát triển công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistics phục vụ nông nghiệp. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ; xây dựng thương hiệu một số mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trên thị trường quốc tế; phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử trong nông nghiệp.

      2. Nhiệm vụ cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025?

      Theo Điểm b Khoản 5 Điều 4 Nghị quyết 31/2021/QH15' onclick="vbclick('79085', '382019');" target='_blank'>Điều 4 Nghị quyết 31/2021/QH15 quy định về nhiệm vụ cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 như sau:

      b) Cơ cấu lại ngành công nghiệp

      Tập trung thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong ngành công nghiệp; khai thác triệt để thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để số hóa, công nghệ hóa phương thức sản xuất, kinh doanh nhằm tăng năng suất, chất lượng, sử dụng tài nguyên và năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

      Tiếp tục phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng như: công nghiệp năng lượng, cơ khí chế tạo, luyện kim, hóa chất, phân bón, vật liệu mới, công nghiệp dược. Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; phát triển nhanh các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao và dịch chuyển lên các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực.

      Xây dựng và phát triển các cụm liên kết ngành công nghiệp chuyên môn hóa; hình thành thí điểm một số cụm liên kết ngành công nghiệp theo lợi thế cạnh tranh, chuyên môn hóa và chuỗi giá trị.

      Tiếp tục ban hành chính sách nhằm khai thác có hiệu quả năng lượng tái tạo; hoàn thành và tổ chức thực hiện các quy hoạch năng lượng giảm lượng phát thải khí nhà kính theo các mục tiêu đã cam kết, tận dụng các hỗ trợ quốc tế trong chuyển đổi công nghệ. Thúc đẩy phát triển mạnh các ngành công nghiệp môi trường với công nghệ hiện đại.

      3. Nhiệm vụ cơ cấu lại các ngành dịch vụ theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025?

      Căn cứ Điểm c Khoản 5 Điều 4 Nghị quyết 31/2021/QH15' onclick="vbclick('79085', '382019');" target='_blank'>Điều 4 Nghị quyết 31/2021/QH15 quy định về nhiệm vụ cơ cấu lại các ngành dịch vụ theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 như sau:

      c) Cơ cấu lại các ngành dịch vụ

      Đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số. Phát triển các hệ sinh thái số để làm nền tảng cho phát triển xã hội số, kinh tế số; phát triển thương mại điện tử, khai thác hiệu quả các phương thức thanh toán điện tử và các phương tiện, dịch vụ thanh toán mới. Tập trung cao cho công tác phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất và lợi ích người tiêu dùng.

      Tập trung nguồn lực phát triển một số ngành dịch vụ tiềm năng, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao. Thu hút đầu tư tư nhân vào các ngành dịch vụ mũi nhọn, then chốt. Tập trung hình thành hệ thống các trung tâm logistics mạnh, nhất là trong lĩnh vực hàng không, hàng hải. Khai thác hiệu quả thị trường nội địa; xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các giải pháp công nghệ số truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Nâng cấp hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng bán buôn, phát triển doanh nghiệp phân phối gắn lưu thông với sản xuất.

      Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành du lịch, phát triển đa dạng sản phẩm du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại; tập trung giải quyết các điểm nghẽn về kết cấu hạ tầng du lịch. Có chính sách thúc đẩy du lịch gắn với bảo tồn và phát triển bền vững văn hóa truyền thống. Phát triển mạnh dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao trở thành các ngành kinh tế quan trọng. Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có trọng tâm, trọng điểm, dựa trên sự sáng tạo có kế thừa văn hóa, tinh hoa dân tộc, khoa học công nghệ và bản quyền sở hữu trí tuệ; khai thác tối đa yếu tố kinh tế của các giá trị văn hóa, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các ngành, các khâu sáng tạo, sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Hình thành khung pháp luật về phát triển thị trường trao đổi tín chỉ các-bon, sàn giao dịch dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain) để thúc đẩy phát triển dịch vụ sinh thái và thúc đẩy phục hồi các hệ sinh thái và đa dạng sinh học.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn