Những yêu cầu đối với người tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trên đường thủy nội địa quy định như nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 10/06/2022

Những yêu cầu đối với người tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trên đường thủy nội địa quy định như nào? Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trên đường thủy nội địa được quy định cụ thể ra sao? Xin được giải đáp thắc mắc giúp tôi.

    • Những yêu cầu đối với người tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trên đường thủy nội địa quy định như nào?

      Theo Điều 12 Nghị định 42/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('6B428', '366563');" target='_blank'>Điều 12 Nghị định 42/2020/NĐ-CP những yêu cầu đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa được quy định:

      1. Thuyền viên làm việc trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải được đào tạo và có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt về vận tải hàng hoá nguy hiểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

      2. Người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và tại cảng, bến thủy nội địa phải được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn về loại hàng hoá nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho bãi theo quy định.

      Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trên đường thủy nội địa được quy định cụ thể ra sao?

      Tại Điều 13 Nghị định 42/NĐ-CP quy định về yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa như sau:

      1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật.

      2. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên của phương tiện.

      3. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Việc làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện được thực hiện theo quy trình và ở nơi quy định.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn