Thủ tục điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 03/03/2018

Trình tự, thủ tục, nội dung điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Phan Thành. Hiện tại, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động phòng vệ thương mại. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, trình tự, thủ tục, nội dung điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn!

Phan Thành (phanthanh*****@gmail.com)

    • Theo quy định tại Điều 81 Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại thì trình tự, thủ tục, nội dung điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại được quy định cụ thể như sau:

      - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu, Cơ quan điều tra có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ và hợp lệ của Hồ sơ yêu cầu.

      - Trong trường hợp Hồ sơ yêu cầu chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và tổ chức, cá nhân đó có ít nhất 30 ngày để bổ sung các nội dung còn thiếu theo yêu cầu của Cơ quan điều tra.

      - Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu đầy đủ, hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định điều tra căn cứ kết quả thẩm định Hồ sơ yêu cầu của Cơ quan điều tra.

      - Việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm các nội dung sau đây:

      + Xác định hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;

      + Sự thay đổi dòng chảy thương mại từ các nước xuất xứ hoặc nước xuất khẩu hàng hóa sau khi quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực và sự thay đổi này là nguyên nhân của việc lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực;

      + Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước hoặc sự giảm hiệu quả của biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực.

      Trên đây là nội dung tư vấn về trình tự, thủ tục, nội dung điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 10/2018/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn