Tình huống pháp lý về thương hiệu độc quyền

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/02/2017

Tình huống là như thế này: Bên A sáng chế ra một sản phẩm và thực hiên mô hình sản xuất kinh doanh hộ gia đình. Đã đăng kí thương hiệu độc quyền toàn quốc. Bên B muốn sản xuất sản phẩm tương tự, muốn hợp tác gia công cho cơ sở A sau thời gian khoảng mấy năm thi tách riêng để không phụ thuộc vào Bên A nếu lỡ như bên A muốn bán thương hiệu cho một công ty lớn hơn mình vẫn có thể tiếp tục sản xuất và kinh doanh mà không bị phạm luật. Thì bây giờ nên đưa theo luật gì để làm hợp đồng? Làm sao thuận lòng Bên A nhưng Bên B vẫn làm thực hiện được mục tiêu của mình. Biết rằng thương hiệu của bên A độc quyền nhưng chưa mạnh. Bên A đòi giá chuyển nhượng lên đến gần 300 triệu. Bên B muốn sản xuất được sản phẩm đó với 1 giá cả phải chăng hơn dưới 100 triệu. Mong được sự giải đáp và cho lời khuyên với bên B trong tình huống này.

    • Tình huống bạn đưa ra liên qua đến nhiều vấn đề cần quan tâm, tổ tư vấn đã cố gắng trong phạm vi có thể để tư vấn cho bạn như sau: Giả định các chủ thể trong tình huống này ở Việt nam (không xét đến quốc tế) nhé:

      Thứ nhất, về quyền sở hữu trí tuệ (sáng chế của sản phẩm – đã được đăng kí độc quyền toàn quốc) nên bên sở hữu quyền tác giả của sáng chế là A.

      Thứ hai, B muốn hợp tác gia công cho A: thì B và A phải lập hợp đồng gia công bằng văn bản hoặc bằng hình thức có giá trị pháp lý tương đương ( Điều 179 luật thương mại 2005), trong thời hạn do 2 bên thỏa thuận. Sau khi hợp đồng dược xác lập thì quan hệ giữa A và B về quyền và nghĩa vụ theo Luật thương mại 2005 về gia công trong thương mại (bạn có thể tham khảo nhé). Và hai bên vẫn phải đảm bảo về quyền sở hữu trí tuệ trên.

      Thứ ba, về ý định của B là hợp tác gia công sau đó tách ra để vẫn được sản xuất sản phẩm do A là chủ sở hữu bằng sáng chế là không thể được nếu A không đồng ý tiếp tục hợp đồng gia công hoặc đồng ý nhượng quyền sáng chế. Trường hợp A bán sáng chế cho công ty lớn hơn nếu hợp đồng gia công vẫn ràng buộc A và B thì A sẽ chịu trách nhiệm. Và khi đã bán thì công ty mới có quyền đối với sáng chế này, B tiếp tục sản xuất sẽ bị kiện vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

      Nếu B nhận chuyển nhượng sáng chế từ A mà A đòi 300tr thì B có thể thương lượng, nếu thấy cơ hội của mình sắp chuyển sang tay một đối thủ nhận chuyển nhượng khác với số tiền lớn hơn nhiều số tiền B muốn nhận chuyển nhượng ( trên dưới 100tr) thì B phải đồng ý nếu như không muốn mất cơ hội kinh doanh mặt hàng này.

      Còn vấn đề nên đưa luật nào vào để thực hiện hợp đồng này ( Gia công và nhượng quyền) thì dù có hay không quy định, 2 loại hợp đồng này vẫn bị điều chỉnh bởi luật thương mại 2005, ngoài ra còn luật dân sự 2005 nếu các bên không thỏa thuận chọn luật hay công ước quốc tế khác.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn