Trách nhiệm Bộ Nội vụ đối với chương trình cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 23/05/2022

Trách nhiệm của Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong chương trình cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022? Trách nhiệm Bộ Nội vụ trong chương trình cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022? Mong được giải đáp thắc mắc

    • Trách nhiệm của Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong chương trình cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022

      Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục IV Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2022' onclick="vbclick('7A1EC', '364828');" target='_blank'>Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2022 quy định về Trách nhiệm của Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong chương trình cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022:

      a) Xác định cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên; trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Nghị quyết này và các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

      b) Trước ngày 20 tháng 01 năm 2022, xây dựng, ban hành Chương trình, Kế hoạch hành động, văn bản cụ thể triển khai thực hiện Nghị quyết này, trong đó xác định cụ thể mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, dự kiến kết quả đối với từng nhiệm vụ và phân công đơn vị chủ trì thực hiện, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ.

      c) Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện Chương trình, Kế hoạch thực hiện các Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đồng thời công khai các kết quả kiểm tra, giám sát. Phân công đơn vị làm đầu mối thực hiện tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của bộ, ngành và địa phương.

      d) Thường xuyên tổ chức đối thoại, trao đổi với người dân và doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt các phản hồi chính sách và giải quyết các khó khăn, vướng mắc. Đảm bảo kỷ luật, kỷ cương đối với cán bộ, công chức trong thực thi công vụ; xử lý nghiêm cán bộ nhũng nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Tổ chức công tác truyền thông về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

      đ) Trước ngày 10 tháng 6 và ngày 10 tháng 12 năm 2022, báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết 06 tháng và 01 năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 và cuối năm.

      Trách nhiệm Bộ Nội vụ trong chương trình cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022

      Theo Tiểu mục 2 Mục IV Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2022' onclick="vbclick('7A1EC', '364828');" target='_blank'>Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2022 quy định về Trách nhiệm của Bộ Nội vụ trong chương trình cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022:

      2. Bộ Nội vụ nghiên cứu lồng ghép một số tiêu chí đánh giá, xếp hạng việc thực thi Nghị quyết vào nội dung khảo sát hàng năm của chỉ số cải cách hành chính và chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS).

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn