Biện pháp trì hoãn giao dịch trong phòng, chống rửa tiền được quy định thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 15/02/2017

Biện pháp trì hoãn giao dịch trong phòng, chống rửa tiền được quy định thế nào? Chào các anh, chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về việc thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền. Nên tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh, chị trong Ban biên tập. Biện pháp trì hoãn giao dịch trong phòng, chống rửa tiền được quy định thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Mỹ Hạnh (hanh***@gmail.com)

    • Trì hoãn giao dịch trong phòng, chống rửa tiền được quy định tại Điều 22 Nghị định 116/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống rửa tiền như sau:

      1. Trì hoãn giao dịch theo quy định tại Điều 33 Luật phòng, chống rửa tiền là việc không thực hiện giao dịch nhiều nhất là 3 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu áp dụng biện pháp này và là hình thức phong tỏa tạm thời trước khi có quyết định chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu sau 3 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch mà đối tượng báo cáo không nhận được văn bản phản hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có quyền thực hiện giao dịch.

      2. Đối tượng báo cáo phải áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch ngay khi phát hiện các bên liên quan đến giao dịch nằm trong danh sách đen.

      3. Lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan đến hoạt động phạm tội, gồm:

      a) Giao dịch do người bị kết án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự yêu cầu thực hiện và tài sản trong giao dịch đó có nguồn gốc từ tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát của cá nhân đó hoặc tài sản của tổ chức mà cá nhân đó có quyền sở hữu hoặc kiểm soát trong hoặc sau thời gian thực hiện hành vi phạm tội;

      b) Giao dịch theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định này.

      4. Khi áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch, đối tượng báo cáo phải báo cáo ngay bằng văn bản và thông báo ngay bằng điện thoại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phối hợp.

      5. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu đối tượng báo cáo thực hiện biện pháp trì hoãn giao dịch.

      6. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1, Khoản 4, Khoản 5 Điều này bao gồm:

      a) Cơ quan điều tra các cấp;

      b) Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Viện kiểm sát quân sự các cấp;

      c) Tòa án nhân dân các cấp, Tòa án quân sự các cấp.

      Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nêu trên có trách nhiệm kịp thời xử lý báo cáo về việc áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền và pháp luật về phòng, chống khủng bố.

      7. Đối tượng báo cáo không phải chịu trách nhiệm pháp lý về những hậu quả phát sinh khi áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch theo đúng quy định tại Điều này.

      Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trì hoãn giao dịch trong phòng, chống rửa tiền. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 116/2013/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn