Các trường hợp tự động hết hiệu lực của Giấy phép và Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép mở tài khoản ngoại hối ở nước ngoài

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 03/04/2017

Các trường hợp tự động hết hiệu lực của Giấy phép và Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép mở tài khoản ngoại hối ở nước ngoài. Chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập tư vấn. Cho tôi hỏi, pháp luật hiện hành quy định trường hợp nào tự động hết hiệu lực của Giấy phép và Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép mở tài khoản ngoại hối ở nước ngoài? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

    • Theo quy định tại Điều 22 Thông tư 20/2015/TT-NHNN ' onclick="vbclick('47EF6', '178138');" target='_blank'>Điều 22 Thông tư 20/2015/TT-NHNN Quy định việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của người cư trú là tổ chức do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành thì:

      1. Giấy phép và Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép (nếu có) của tổ chức tự động hết hiệu lực trong các trường hợp sau:

      a) Hết thời hạn sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài;

      b) Tổ chức không mở tài khoản sau 12 (mười hai) tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép;

      c) Hợp đồng, cam kết, thỏa thuận với bên nước ngoài bị hủy bỏ; văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước ngoài ngừng hoạt động khi chưa hết thời hạn hoạt động của tài khoản;

      d) Văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của bên đi vay hết hiệu lực;

      đ) Tổ chức đã được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép mở tài khoản ngoại tệ để đáp ứng các điều kiện xin cấp phép thành lập và hoạt động cho chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài nhưng cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài có văn bản thông báo từ chối không cấp phép thành lập và hoạt động cho chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài trong thời gian Giấy phép còn hiệu lực;

      e) Tổ chức bị chia, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;

      g) Tổ chức bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập hoặc văn bản có giá trị tương đương.

      2. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày Giấy phép hết hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức có trách nhiệm:

      a) Đóng tài khoản và chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản (nếu có) về nước, đồng thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức đóng trụ sở chính (đối với các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d, e và g khoản 1 Điều này);

      b) Đóng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài và chuyển về nước toàn bộ số tiền đã chuyển ra nước ngoài theo Giấy phép của Ngân hàng Nhà nước sau khi trừ đi các chi phí hợp lý liên quan đến việc mở, đóng tài khoản ngoại tệ của tổ chức ở nước ngoài, đồng thời báo cáo gửi kèm giấy báo có của ngân hàng nhận tiền trong nước về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức đóng trụ sở chính (đối với các trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này).

      Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Các trường hợp tự động hết hiệu lực của Giấy phép và Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép mở tài khoản ngoại hối ở nước ngoài. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 20/2015/TT-NHNN để nắm rõ quy định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn