Chuyển tiền ra nước ngoài có bị hạn chế gì không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 09/12/2016

Tôi lấy chồng là người Malay được gần 2 năm và hiện đang sinh sống chưa nhập tịch bên Malay. Gia đình tôi vừa bán nhà và có ý định gửi cho tôi 35000 usd theo dạng định cư, nhưng khi đến ngân hàng hỏi thì họ bảo nếu chưa nhập quốc tịch thì hơi khó khăn. Mà cầm tiền theo đường máy bay thì chi được cầm nhiều nhất là 5000 usd (tương đương khoảng 15 triệu vnd). Vậy xin hỏi trường hợp như vậy có đúng không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

    • Căn cứ theo quy định của Điều 7 Nghị định 70/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối

      1. Người cư trú là tổ chức được thực hiện chuyển tiền một chiều ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ hoặc các mục đích khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

      2. Người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các mục đích sau:

      a) Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;

      b) Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài;

      c) Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài;

      d) Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài;

      đ) Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài;

      e) Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài;

      g) Chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác.

      3. Người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài có ngoại tệ trên tài khoản hoặc các nguồn thu ngoại tệ hợp pháp được chuyển, mang ra nước ngoài; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài.

      4. Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm xem xét các chứng từ, giấy tờ do người cư trú, người không cư trú xuất trình để bán, chuyển, xác nhận nguồn ngoại tệ tự có hoặc mua từ tổ chức tín dụng được phép để mang ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch chuyển tiền.

      Về chuyển tiền ra nước ngoài thì theo quy định cá nhân xuất cảnh được phép mang ra nước ngoài 5.000 USD không cần khai báo Hải quan (Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN). Trường hợp của bạn chuyển số tiền là 35000 USD trường hợp này phải khai báo hải quan.

      Được quyền mua chuyển mang ngoại tệ ra nước ngoài để phục vụ mục đích hợp pháp. Việc mua chuyển mang ngoại tệ ra nước ngoài phải tuân thủ quy định hiện hành của ngân hàng nhà nước và quản lý về ngoại hối.

      Các mục đích chuyển tiền gồm:

      - Chuyển tiền du học

      - Chuyển tiền định cư

      - Chuyển tiền trợ cấp thân nhân ở nước ngoài

      - Chuyển tiền đi công tác, thăm viếng, và du lịch

      - Chuyển tiền thừa kế

      - Chuyển tiền vì mục đích chữa bệnh

      - Chuyển tiền thanh toán lệ phí và các mục đích khác

      Theo thông tin bạn cung cấp, gia đình bạn muốn chuyển tiền từ Việt Nam sang nước ngoài cho bạn với mục đich định cư. Mẹ bạn chuyển tiền qua ngân hàng ở Việt Nam sẽ được xếp vào loại vì mục đích định cư, vì bạn chưa có quốc tịch Malay nhưng bạn cũng đã sinh sống tại đó và cũng có visa sinh sống tại đó nên việc chuyển tiền vì mục đích này hoàn toàn được.

      Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 70/2014/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn