Hệ số chênh lệch bảo lưu có được cộng để tính phụ cấp thâm niên vượt khung không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 07/09/2019

Hệ số chênh lệch bảo lưu có được làm căn cứ để tính các khoản phụ cấp như: Phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nhà giáo, phụ cấp ưu đãi (đứng lớp) không? Xin cảm ơn!

    • Theo Điểm c Khoản 2 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV quy định như sau:

      Trong trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc thấp hơn ngạch cũ (ví dụ từ ngạch thuộc A2.1 sang ngạch thuộc A2.2), thì xếp ngang bậc lương, % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) sang ngạch mới, và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ.

      Được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm khi nâng ngạch hoặc chuyển ngạch và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở ngạch mới.

      Như vậy, hệ số chênh lệch bảo lưu không phải là căn cứ tính phụ cấp thâm nhiên vượt khung.

      Bên cạnh đó, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên giáo viên được tính như sau:

      Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

      Mức phụ cấp thâm niên được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [Hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng.

      Như vậy, đối với phụ cấp ưu đãi (đứng lớp) và phụ cấp thâm niên nhà giáo thì được tính theo hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, có nghĩa là hệ số chênh lệch bảo lưu không được cộng vào hệ số lương mới để tính các phụ cấp này.

      Vậy nên, hệ số chênh lệch bảo lưu không được làm căn cứ để tính phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nhà giáo, phụ cấp ưu đãi (đứng lớp).

      Ban biên tập phản hồi đến bạn.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Thông tư 02/2007/TT-BNV Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn