Mức giao dịch có giá trị lớn từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo với Ngân hàng Nhà nước từ 01/12/2023?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 04/05/2023

Xin hỏi: Từ ngày 01/12/2023 nếu giao dịch có giá trị lớn từ 400 triệu đồng trở lên thì phải báo cáo với Ngân hàng Nhà nước đúng không?- Câu hỏi của chị Thanh (Hà Tĩnh).

    • Mức giao dịch có giá trị lớn từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo với Ngân hàng Nhà nước từ 01/12/2023?

      Ngày 27/4/2023, Chính phủ ban hành Quyết định 11/2023/QĐ-TTg quy định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.

      Tại Điều 3 Quyết định 11/2023/QĐ-TTg quy định mức giao dịch lớn phải báo cáo như sau:

      Mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo

      Mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là từ 400.000.000 (bốn trăm triệu) đồng trở lên.

      Như vậy, từ ngày 01/12/2023, mức giao dịch có giá trị lớn từ 400.000.000 đồng trở lên thì phải báo cáo với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

      Mức giao dịch có giá trị lớn từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo với Ngân hàng Nhà nước từ 01/12/2023? (Hình từ Internet)

      Tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính nào phải có trách nhiệm báo cáo khi giao dịch có giá trị lớn từ 400 triệu đồng?

      Tại Điều 2 Quyết định 11/2023/QĐ-TTg năm 2023 quy định đối tượng áp dụng như sau;

      Đối tượng áp dụng

      Tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền.

      Tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định đối tượng báo cáo như sau:

      Đối tượng báo cáo

      1. Đối tượng báo cáo là tổ chức tài chính được cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:

      a) Nhận tiền gửi;

      b) Cho vay;

      c) Cho thuê tài chính;

      d) Dịch vụ thanh toán;

      đ) Dịch vụ trung gian thanh toán;

      e) Phát hành công cụ chuyển nhượng, thẻ ngân hàng, lệnh chuyển tiền;

      g) Bảo lãnh ngân hàng, cam kết tài chính;

      h) Cung ứng dịch vụ ngoại hối, các công cụ tiền tệ trên thị trường tiền tệ;

      i) Môi giới chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán;

      k) Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;

      l) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ;

      m) Đổi tiền.

      2. Đối tượng báo cáo là tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:

      a) Kinh doanh trò chơi có thưởng, bao gồm: trò chơi điện tử có thưởng; trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; casino; xổ số; đặt cược;

      b) Kinh doanh bất động sản, trừ hoạt động cho thuê, cho thuê lại bất động sản và dịch vụ tư vấn bất động sản;

      c) Kinh doanh kim khí quý, đá quý;

      d) Kinh doanh dịch vụ kế toán; cung cấp dịch vụ công chứng; cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư;

      đ) Cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ giám đốc, thư ký công ty cho bên thứ ba; cung cấp dịch vụ thỏa thuận pháp lý.

      3. Chính phủ quy định hoạt động mới phát sinh có rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo chưa được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

      Như vậy, tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có trách nhiệm báo cáo cụ thể:

      (1) Tổ chức tài chính:

      - Nhận tiền gửi;

      - Cho vay;

      - Cho thuê tài chính;

      - Dịch vụ thanh toán;

      - Dịch vụ trung gian thanh toán;

      - Phát hành công cụ chuyển nhượng, thẻ ngân hàng, lệnh chuyển tiền;

      - Bảo lãnh ngân hàng, cam kết tài chính;

      - Cung ứng dịch vụ ngoại hối, các công cụ tiền tệ trên thị trường tiền tệ;

      - Môi giới chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán;

      - Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;

      - Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ;

      - Đổi tiền.

      (2) Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính:

      - Kinh doanh trò chơi có thưởng, bao gồm: trò chơi điện tử có thưởng; trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; casino; xổ số; đặt cược;

      - Kinh doanh bất động sản, trừ hoạt động cho thuê, cho thuê lại bất động sản và dịch vụ tư vấn bất động sản;

      - Kinh doanh kim khí quý, đá quý;

      - Kinh doanh dịch vụ kế toán; cung cấp dịch vụ công chứng; cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư;

      - Cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ giám đốc, thư ký công ty cho bên thứ ba; cung cấp dịch vụ thỏa thuận pháp lý.

      Hình thức gửi báo cáo giao dịch có giá trị lớn từ 400 triệu đồng cho Ngân hàng Nhà nước?

      Tại Điều 37 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định về hình thức báo cáo như sau:

      Hình thức báo cáo

      1. Đối tượng báo cáo gửi dữ liệu điện tử hoặc báo cáo bằng văn bản giấy khi chưa thiết lập được hệ thống công nghệ thông tin tương thích phục vụ cho yêu cầu gửi dữ liệu điện tử đối với các báo cáo được quy định tại các điều 25, 26 và 34 của Luật này.

      2. Trường hợp cần thiết, đối tượng báo cáo có thể báo cáo qua fax, điện thoại, thư điện tử nhưng phải bảo đảm an toàn, bảo mật dữ liệu thông tin báo cáo và phải xác nhận lại bằng một trong hai hình thức quy định tại khoản 1 Điều này.

      3. Đối với báo cáo giao dịch đáng ngờ, đối tượng báo cáo phải gửi kèm hồ sơ mở tài khoản đối với các giao dịch thực hiện thông qua tài khoản, thông tin nhận biết khách hàng, các chứng từ và tài liệu khác liên quan đến giao dịch đáng ngờ, các biện pháp phòng ngừa đã thực hiện.

      Như vậy, báo cáo giao dịch có giá trị lớn được gửi qua các hình thức sau:

      - Gửi dữ liệu điện tử;

      - Báo cáo bằng văn bản giấy

      Trường hợp cần thiết thì báo cáo có thể gửi qua fax, điện thoại, thư điện tử nhưng phải bảo đảm an toàn, bảo mật dữ liệu thông tin báo cáo và phải xác nhận lại bằng một trong hai hình thức gửi dữ liệu điện tử hoặc báo cáo bằng văn bản giấy.

      Quyết định 11/2023/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 01/12/2023.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn