Nợ tiền ngân hàng không có điều kiện trả có bị sao không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 08/05/2019

Luật sư cho em hỏi mẹ Em năm nay 50 tuổi, lúc vay là 46 tuổi, mẹ em đóng tiền được 20 triệu đồng nhưng về già em hết hợp đồng với cty nên bị sa thải bây giờ mẹ em không đủ điều kiện trả, thì có bị gì không? Mà lúc vay bên ngân hàng không gọi điện cho người thân hay bất kỳ ai. Mà bên ngân hàng còn làm hồ sơ giả cho mẹ em nữa đổi tên đổi địa chỉ. Nếu không đóng tiền nữa có bị làm sao ko? Xin luật sư giải đáp giùm ạ.

    • Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

      "Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

      Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."

      Đồng thời, Tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 thì:

      "Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

      1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

      2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

      3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

      4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

      5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

      a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

      b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."

      Căn cứ vào các quy định trên của pháp luật, thì mẹ bạn có nghĩa vụ phải trả nợ gốc và lãi (nếu có thỏa thuận) cho ngân hàng. Trường hợp quá thời hạn vay mà mẹ bạn không chịu trả, thì ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan công an hoặc tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết thủ tục tố tụng yêu cầu bạn trả lại số tiền vay. Trường hợp mẹ bạn không có đủ tài sản để đảm bảo khoản vay này, thì cơ quan tòa án sẽ tiến hành cưỡng chế tài sản, phong tỏa, đấu giá tài sản... của bạn để đảm bảo khoản vay của ngân hàng.

      Tuy nhiên, trường hợp mẹ bạn chưa có khả năng để chi trả cho ngân hàng do công việc làm ăn của mình đang gặp khó khăn, bạn có thương lượng với ngân hàng và không thực hiện việc bỏ trốn thì bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự.

      Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn