Sổ sách theo dõi, hạch toán và báo cáo kết quả tiêu hủy tiền in, đúc hỏng của Hội đồng tiêu hủy

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 06/02/2018

Sổ sách theo dõi, hạch toán và báo cáo kết quả tiêu hủy tiền in, đúc hỏng của Hội đồng tiêu hủy được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Em là sinh viên khoa Luật, trường Đại học Vinh. Trong quá trình học, khi học đến môn Luật Ngân hàng, em có tìm hiểu thêm một số thông tin về hoạt động in đúc, quản lý quá trình lưu thông tiền tệ ở nước ta. Em thấy một vài tài liệu đề cập đến quy trình tiêu hủy tiền gồm nhiều công đoạn. Em thắc mắc không biết trong quá trình này, sổ sách theo dõi, hạch toán và báo cáo kết quả tiêu hủy tiền in, đúc hỏng của Hội đồng tiêu hủy được thực hiện theo quy định nào? Vấn đề này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được hồi âm từ các chuyên gia. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! 

Minh Nhật (nhat***@gmail.com)

    • Ngày 07/01/2014, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 02/2014/TT-NHNN quy định về tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng.

      Theo đó, sổ sách theo dõi, hạch toán và báo cáo kết quả tiêu hủy tiền in, đúc hỏng của Hội đồng tiêu hủy là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 16 Thông tư 02/2014/TT-NHNN. Cụ thể như sau:

      1. Tại mỗi tổ công tác phải mở và thực hiện ghi chép các loại sổ sách theo dõi việc nhập kho, xuất kho, kiểm đếm, giao nhận, cắt hủy, gửi/nhập lại kho hàng ngày.

      2. Kế toán phải thực hiện ghi chép đầy đủ kịp thời tình hình nhập, xuất, tồn kho tiền in, đúc hỏng vào các loại sổ chi tiết, tổng hợp theo đúng quy định (theo Mẫu biểu số 02A, 02B, 02C, 02D, 03A, 03B, 04A, 04B đính kèm Thông tư này).

      3. Kết thúc đợt tiêu hủy tiền in, đúc hỏng, Hội đồng tiêu hủy lập báo cáo kết quả tiêu hủy tiền in, đúc hỏng có xác nhận của Hội đồng giám sát (theo Mẫu biểu số 17 đính kèm Thông tư này) để báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và gửi các đơn vị liên quan: Hội đồng giám sát, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Tài chính -Kế toán, Cục Phát hành và Kho quỹ, cơ sở in, đúc tiền.

      4. Các loại biên bản chứng từ, sổ sách, báo cáo dùng trong công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng phải có đủ chữ ký của các thành phần được quy định cụ thể tại Phụ lục mẫu biểu báo cáo đính kèm Thông tư này và được quản lý theo chế độ “Mật” "

      Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về sổ sách theo dõi, hạch toán và báo cáo kết quả tiêu hủy tiền in, đúc hỏng của Hội đồng tiêu hủy. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Thông tư 02/2014/TT-NHNN.

      Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 16 Thông tư 02/2014/TT-NHNN Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn