Thanh toán gốc và lãi giấy tờ có giá đối với giấy tờ có giá lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 23/12/2022

Chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá cần phải đảm bảo những nguyên tắc nào? Thanh toán gốc và lãi giấy tờ có giá đối với giấy tờ có giá lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước như thế nào? Thanh toán gốc và lãi giấy tờ có giá đối với đối với giấy tờ có giá lưu ký tại Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSDC như thế nào?

Mong được giải đáp. Tôi cảm ơn!

    • Chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá cần phải đảm bảo những nguyên tắc nào?

      Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 16/2022/TT-NHNN' onclick="vbclick('849FA', '385038');" target='_blank'>Điều 9 Thông tư 16/2022/TT-NHNN quy định về nguyên tắc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá như sau:

      Nguyên tắc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá

      1. Đối với giấy tờ có giá lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá trong ngày phát sinh giao dịch theo nguyên tắc:

      a) Trường hợp Ngân hàng Nhà nước là bên mua hoặc là bên nhận giấy tờ có giá khi xử lý tài sản bảo đảm, giấy tờ có giá được chuyển từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước hoặc Tài khoản giấy tờ có giá lưu ký cho mục đích cầm cố của thành viên sang Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước;

      b) Trường hợp Ngân hàng Nhà nước là bên bán, giấy tờ có giá được chuyển từ Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước sang Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước;

      c) Trường hợp xử lý tài sản cầm cố trong giao dịch cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá giữa các thành viên trên thị trường liên ngân hàng, giấy tờ có giá được chuyển từ Tài khoản giấy tờ có giá lưu ký cho mục đích cấp tín dụng trên thị trường liên ngân hàng của bên cầm cố sang Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước của bên nhận cầm cố.

      2. Đối với giấy tờ có giá lưu ký trên Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSDC, việc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá được VSDC thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán, thỏa thuận giữa Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) và VSDC theo nguyên tắc:

      a) Trường hợp Ngân hàng Nhà nước là bên mua hoặc bên nhận giấy tờ có giá khi xử lý tài sản bảo đảm, giấy tờ có giá được chuyển từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng lưu ký trên Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSDC sang Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước lưu ký tại VSDC;

      b) Trường hợp Ngân hàng Nhà nước là bên bán, giấy tờ có giá được chuyển từ Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước lưu ký tại VSDC sang Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng lưu ký trên Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSDC;

      c) Trường hợp xử lý tài sản cầm cố trong giao dịch cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá giữa các thành viên trên thị trường liên ngân hàng, giấy tờ có giá được chuyển từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố trong Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước mở tại VSDC.

      3. Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá theo Hợp đồng mua bán hoặc Thông báo kết quả đấu thầu trong các nghiệp vụ thị trường mở theo ủy quyền của thành viên. Đối với các nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá, các hình thức tái cấp vốn khác trên cơ sở cầm cố giấy tờ có giá và mua bán giấy tờ có giá giữa các thành viên, việc chuyển quyền giấy tờ có giá thực hiện theo quy định tại Điều 14, 15, 16, 17, 18 Thông tư này.

      4. Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá trong trường hợp tách hoặc sáp nhập tổ chức tín dụng theo yêu cầu của thành viên là chủ sở hữu giấy tờ có giá trên cơ sở Đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá theo Phụ lục 5/LK ban hành kèm theo Thông tư này kèm theo văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc tách hoặc sáp nhập tổ chức tín dụng và các giấy tờ liên quan (nếu có).

      Tổ chức tín dụng bị chia, hợp nhất, giải thể hoặc phá sản phải thực hiện rút giấy tờ có giá theo quy định tại Điều 11 Thông tư này và đóng tài khoản lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 12 Thông tư này trước khi chấm dứt tồn tại. Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá theo Đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá theo Phụ lục 5/LK ban hành kèm theo Thông tư này và văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc chia, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng hoặc Quyết định tuyên bố phá sản tổ chức tín dụng của Tòa án nhân dân và các giấy tờ liên quan (nếu có).

      Theo đó, khi thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá cần phải đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc nêu trên.

      Hình từ Internet

      Thanh toán gốc và lãi giấy tờ có giá đối với giấy tờ có giá lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước như thế nào?

      Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 16/2022/TT-NHNN' onclick="vbclick('849FA', '385038');" target='_blank'>Điều 10 Thông tư 16/2022/TT-NHNN quy định về thanh toán gốc và lãi giấy tờ có giá đối với giấy tờ có giá lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước như sau:

      Thanh toán gốc và lãi giấy tờ có giá

      1. Đối với giấy tờ có giá lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước

      a) Giấy tờ có giá loại ghi sổ

      Khi giấy tờ có giá đáo hạn, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kiểm tra việc hoàn thành các nghĩa vụ của thành viên đối với Ngân hàng Nhà nước trong các nghiệp vụ sử dụng giấy tờ có giá liên quan. Trường hợp thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ thì làm thủ tục thanh toán gốc, lãi cho thành viên. Trường hợp thành viên chưa hoàn thành nghĩa vụ thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này;

      b) Giấy tờ có giá loại chứng chỉ

      Khi giấy tờ có giá loại chứng chỉ đến ngày đáo hạn, thành viên đề nghị rút giấy tờ có giá theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kiểm tra việc hoàn thành các nghĩa vụ của thành viên đối với Ngân hàng Nhà nước trong các nghiệp vụ sử dụng giấy tờ có giá liên quan. Trường hợp thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ thì hoàn trả giấy tờ có giá để thành viên làm thủ tục thanh toán tại tổ chức phát hành hoặc đại lý của tổ chức phát hành. Trường hợp thành viên chưa hoàn thành nghĩa vụ thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này.

      Theo đó, tùy trường hợp là đối với giấy tờ có giá loại ghi sổ hoặc giấy tờ có giá loại chứng chỉ mà hoạt động thanh toán gốc và lãi sẽ diễn ra khác nhau.

      Thanh toán gốc và lãi giấy tờ có giá đối với đối với giấy tờ có giá lưu ký tại Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSDC như thế nào?

      Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 16/2022/TT-NHNN' onclick="vbclick('849FA', '385038');" target='_blank'>Điều 10 Thông tư 16/2022/TT-NHNN quy định về thanh toán gốc và lãi giấy tờ có giá đối với đối với giấy tờ có giá lưu ký tại Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSDC như sau:

      Thanh toán gốc và lãi giấy tờ có giá

      ...

      2. Đối với giấy tờ có giá lưu ký tại Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSDC

      a) Khi đến hạn thanh toán lãi giấy tờ có giá loại thanh toán lãi định kỳ, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kiểm tra việc hoàn thành các nghĩa vụ của thành viên đối với Ngân hàng Nhà nước trong các nghiệp vụ sử dụng giấy tờ có giá liên quan. Trường hợp thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) gửi cho VSDC thông báo xác nhận danh sách thành viên sở hữu giấy tờ có giá trong Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSDC để VSDC làm thủ tục thanh toán lãi cho thành viên. Trường hợp thành viên chưa hoàn thành nghĩa vụ thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này;

      b) Khi giấy tờ có giá đến ngày đáo hạn, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kiểm tra việc hoàn thành các nghĩa vụ của thành viên đối với Ngân hàng Nhà nước trong các nghiệp vụ sử dụng giấy tờ có giá liên quan. Trường hợp thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) gửi cho VSDC thông báo xác nhận giấy tờ có giá liên quan của thành viên trong Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSDC đủ điều kiện thanh toán gốc và lãi để VSDC làm thủ tục thanh toán cho thành viên. Trường hợp thành viên chưa hoàn thành nghĩa vụ thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này;

      c) Việc thanh toán gốc, lãi giấy tờ có giá lưu ký tại Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSDC thực hiện theo thỏa thuận giữa Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) và VSDC.

      Như vây, đối với giấy tờ có giá lưu ký tại Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSDC việc thanh toán gốc, lãi giấy tờ có giá lưu ký tại Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSDC thực hiện theo thỏa thuận giữa Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) và VSDC.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 9 Thông tư 16/2022/TT-NHNN Tải về
    • Điều 10 Thông tư 16/2022/TT-NHNN Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn